Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Nhiều đại học Mỹ giảm mạnh học phí có thể gây tác dụng ngược

Nhiều trường đại học Mỹ ngoài giới tinh hoa lựa chọn giảm học phí để thu hút sinh viên. Tuy nhiên, theo một vài chuyên gia, việc này có thể mang lại tác dụng ngược.

ĐH Colby-Sawyer (Mỹ) sẽ giảm học phí tới hơn 60% vào năm học tới. Ảnh: Wikimedia.

Bắt đầu từ năm học tới, ĐH Colby-Sawyer (Mỹ) sẽ giảm học phí tới hơn 60%, từ 46.364 USD/năm xuống còn 17.500 USD/năm. Theo Hiệu trưởng Susan Stuebner, động thái này nhằm thu hút nhiều sinh viên theo học tại trường.

Một số trường đại học gần đây đã xem xét lại học phí của mình. Các chuyên gia nói rằng việc này có thể có ích cho tổng lợi nhuận của trường, tùy thuộc vào loại hình tổ chức của trường đó.

Theo Higher Ed Dive, hầu hết sinh viên không cần phải trả hết chi phí trong thông báo của trường. Bộ phận tài chính của trường sẽ cân nhắc nhu cầu tài chính, khả năng chi trả và thành tích học tập của sinh viên để giảm phí.

Trong một nghiên cứu gần đây trên hơn 350 trường đại học tư thục, phi lợi nhuận của Hiệp hội Trung tâm phát triển Đại học và Cao đẳng Mỹ, sinh viên lần đầu tiên tốt nghiệp được giảm trung bình gần 55% so với chi phí thông báo của trường, trong khi đó, học phí tăng hơn 9% trong thập kỷ qua.

Trong số hơn 800 sinh viên tại ĐH Colby-Sawyer năm ngoái, không ai phải trả hết toàn bộ chi phí trường thông báo. Điều này đã khiến các cán bộ xem xét việc giảm học phí cũng như chi phí nói chung.

Ngôi trường này cũng chứng kiến số lượng tân sinh viên sụt giảm trong thập kỷ qua. Theo cô Stuebner, chi phí công khai là nguyên nhân của việc này.

Minh bạch hóa chi phí

Các trường đại học có thể bỏ sót nhiều sinh viên do chi phí niêm yết trên quảng cáo của họ.

Trong một nghiên cứu gần đây của Sallie Mae, 81% sinh viên cho biết họ chọn trường dựa trên chi phí trường thông báo trước mà không biết mình sẽ được hỗ trợ tài chính.

"Chúng tôi không mong đợi số lượng tân sinh viên tăng trưởng vượt bậc, nhưng chúng tôi mong đợi số lượng sinh viên gia tăng đều đặn. Điều này chắc chắn sẽ có ích cho lợi nhuận của chúng tôi", cô Stuebner nói.

dai hoc my anh 1

Nhiều sinh viên chọn trường dựa trên chi phí công khai. Ảnh minh họa: Shutterstock.

ĐH Lasell, trường đại học tư thục ở bang Massachusetts, cũng đang xem xét giảm học phí và tiền ăn ở trong năm học tới, từ 59.130 USD còn 39.500 USD.

Chrystal Porter, Phó phòng Tuyển sinh và truyền thông của Lasell, cho biết nhiều gia đình trung lưu khi thấy bảng chi phí cũ đã không quan tâm đến trường.

Các trường đại học tư không phải là cơ sở duy nhất điều chỉnh lại học phí.

Ở bang Vermont, ĐH bang Vermont được hợp nhất từ 3 trường ĐH Castleton, ĐH Bắc Vermont và ĐH Kỹ thuật Vermont, hứa hẹn sẽ có chi phí thấp hơn đáng kể so với chi phí 3 trường ban đầu. Theo đó, nếu so sánh với các trường đại học ban đầu, học phí trường đại học sau sáp nhập sẽ giảm 15% và 33% lần lượt đối với sinh viên địa phương và ngoại bang.

Nhà kinh tế và nhà tư vấn giáo dục đại học Lucie Lapovsk cho hay ngày càng nhiều trường đại học cố gắng minh bạch chi phí thực tế cho sinh viên và gia đình trước khi họ nộp đơn, ngay cả khi họ không giảm học phí.

"Hầu hết trường đại học ngoài giới tinh hoa đang phải vật lộn để đáp ứng đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Và chi phí là một trong những yếu tố khiến sinh viên không chọn trường. Do đó, khi truy cập trang web của các trường, bạn sẽ thấy họ đang cố gắng bằng mọi cách cho sinh viên biết rằng mình sẽ không phải trả toàn bộ chi phí niêm yết", cô đánh giá.

Tác động ngược của việc giảm học phí

Sue Menditto, Giám đốc cấp cao về chính sách kế toán tại Liên hiệp các trường đại học Mỹ, cho biết không phải trường đại học nào cũng đặt lại học phí.

Tại một số trường đại học, các cán bộ có thể lo rằng việc giảm học phí có thể làm giảm giá trị của nền giáo dục trong mắt sinh viên và các gia đình, những người đánh đồng giá cả với chất lượng.

Sau đó, có triển vọng thực sự thu hút được nhiều sinh viên theo học hơn. Mặc dù có vẻ hợp lý khi nhiều sinh viên đăng ký học với giá thấp hơn, nhưng điều đó có thể không đúng với mọi trường đại học.

Cô Lapovsky đã thu thập dữ liệu về 30 cơ sở giảm học phí trong khoảng thời gian 2013-2018. Trung bình, các trường trong tập dữ liệu của cô tăng 9,6% hồ sơ ứng tuyển.

Tuy nhiên, trong vài năm sau đó, mọi thứ hơi chậm lại. Trong năm thứ ba sau đó, số đơn đăng ký chỉ tăng 6,5% so với năm trước khi giảm học phí.

Lapovsky cho rằng việc giảm học phí không phải là quyết định đúng đối với mọi trường đại học. Tại một số trường sinh viên cần trả gần hết chi phí công khai, việc giảm học phí có thể đồng nghĩa với việc mất doanh thu. Một số cơ quan quản lý cũng có thể tin rằng sinh viên của họ đáp ứng nhiều hơn với các học bổng cao.

Nhưng đối với cô Stuebner tại ĐH Colby-Sawyer, sự lựa chọn rõ ràng vẫn nghiêng về phía giảm học phí.

“Mô hình giáo dục đại học kiểu giá cao giảm nhiều khiến nhiều gia đình hoang mang. Họ đang tẩy chay mô hình này", cô nói.

Mục Giáo dục gợi ý những tựa sách hay cho những độc giả quan tâm đến vấn đề khám phá và phát triển bản thân.

Xem thêm: Phát triển bản thân cùng sách

dai hoc my anh 2

Đã nghèo lại không được nhận phần ăn miễn phí ở Anh

Nhiều đứa trẻ nhà nghèo nhưng không đủ điều kiện nhận bữa ăn miễn phí tại trường. Trong khi đó, khủng hoảng chi phí khiến trường học bất lực trong việc trợ cấp cho trẻ.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm