Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều công nhân bị lừa tiền online

Nhiều người lao động tại Đồng Nai bị sập bẫy khi tìm việc làm thêm qua mạng, vay tiền qua App (ứng dụng) hay bỗng nhiên được thông báo trúng thưởng...

Sau dịch Covid-19, do quá khó khăn, chị Hiền (làm việc tại một công ty may ở KCN Nhơn Trạch, Đồng Nai) muốn tìm kiếm việc làm ngoài giờ để có thêm thu nhập. Giữa tháng 2, trong một lần lướt mạng, tình cờ thấy trên trang Facebook F.N. có đăng tin “Tuyển dụng nhân viên online qua điện thoại”, chị Hiền liên hệ.

“Họ cho tôi một đường link để kết bạn Zalo và tư vấn cho tôi công việc cụ thể, tôi có nhiệm vụ 'săn hàng sale hộ' và nhận lợi nhuận 10% từ sản phẩm đó, giao dịch của tôi là chỉ chuyển tiền rồi đặt hộ sản phẩm, chứ không nhận được hàng hóa”, chị Hiền kể.

Nhieu cong nhan bi lua tien online anh 1

Những trao đổi của chị Hiền với trang bán hàng trước khi chị bị mất trắng hơn 100 triệu đồng.

Phi vụ đầu tiên chị Hiền được giao thực hiện đơn hàng trị giá 100.000 đồng. Sau 3 phút hoàn thành công việc, chị Hiền nhận được cả tiền gốc và tiền lời qua hình thức chuyển khoản.

Đến phi vụ thứ 2, chị Hiền được giao chốt hai đơn hàng, một trị giá 350.000 đồng và một trị giá 1,1 triệu đồng. Sau đó, chị Hiền nhận lại tiền gốc và tiền lời.

Đến phi vụ thứ 3, chị Hiền được giao thực hiện 5 đơn hàng với số tiền chốt đơn tăng lên dần, tổng cộng là 101,8 triệu đồng. Thực hiện xong, chị Hiền không nhận được tiền.

“Tất cả giao dịch thực hiện chuyển cho tài khoản Bui Van Hoang. Tôi liên hệ lấy lại tiền thì bên nhận tiền đưa ra nhiều lý do để không trả lại. Khoảng 3 ngày sau, họ khóa Zalo và khoảng nửa tháng sau họ khóa luôn máy”, chị Hiền kể. Chị trình báo công an và đến nay chưa có kết quả.

Mới đây, anh L.P.T (ngụ tại TP Biên Hòa) cũng trình báo cơ quan chức năng về việc tiền của anh trong tài khoản bỗng dưng mất hết.

Anh T kể: “Một lần lên mạng tôi thấy quảng cáo về App cho vay tiền. Thấy thủ tục đơn giản nên tôi tải về và đăng ký vay 60 triệu đồng. Sau đó, một người gọi đến xưng là nhân viên tư vấn khách hàng và kết bạn Zalo với tôi, yêu cầu tôi cung cấp thông tin và chứng minh thư để làm hồ sơ.

Quá trình làm hồ sơ, nhân viên này báo hồ sơ bị lỗi nên yêu cầu tôi nộp tiền bảo lãnh. Sau 5 lần chuyển tiền vào số tài khoản mang tên “Vo Van Phuoc” và “Nguyen Thanh Bình” với tổng cộng 81 triệu đồng, tôi vẫn không nhận được số tiền cần vay”.

Ông Dương Quốc Bình, Chủ tịch Liên đoàn lao động huyện Nhơn Trạch, cho biết đơn vị đã làm việc với Công an huyện về việc triển khai các buổi tuyên truyền về các hình thức lừa đảo qua mạng để người lao động biết cách phòng ngừa.

Theo Công an tỉnh Đồng Nai, lợi dụng các nền tảng số, tội phạm chiếm đoạt tài sản của người khác; một phần là do người dân chủ quan, hoặc vì lòng tham.

Trung tá Nguyễn Hải Dương, Phó trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao Công an tỉnh Đồng Nai, cho biết mặc dù đã cảnh báo, nhiều người dân vẫn chưa tiếp cận được thông tin, không ít người còn thờ ơ, mất cảnh giác trước các phương thức mới ngày càng tinh vi của tội phạm.

Thủ đoạn giả con dấu của Thủ tướng để lừa doanh nghiệp

Vũ Thị Hương Lan sử dụng con dấu, tài liệu giả của Thủ tướng để tạo niềm tin, chiếm đoạt tiền của các doanh nghiệp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của lãnh đạo Chính phủ.

https://tienphong.vn/nhieu-cong-nhan-bi-lua-tien-online-post1448283.tpo

Mạnh Thắng/ Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm