Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều chuyên gia lạc quan về kinh tế Việt Nam năm 2017

Chỉ ra nhiều cơ hội, ngành nghề có triển vọng đầu tư, nhiều chuyên gia dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017 lạc quan, sáng sủa hơn năm 2016.

Tại toạ đàm giao lưu trực tuyến "Làm ăn gì năm 2017?" sáng nay, 10/12, các cơ quan quản lý, các chuyên gia kinh tế, doanh nhân uy tín bàn luận về triển vọng kinh tế 2017 và dự báo về các kênh đầu tư: Vàng, ngoại tệ, chứng khoán, bất động sản...

Chưa bao giờ nông nghiệp mong manh như năm 2016

Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam năm 2016, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cho hay đây là một năm đặc biệt. Việt Nam vừa thay đổi bộ máy lãnh đạo của đất nước, trong khi các yếu tố chính trị ở khu vực tác động vào nền kinh tế kinh khủng nhất, thiên nhiên thử thách cũng nhiều nhất. Những bài toán đặt ra từ nhiều năm trước vẫn còn ngổn ngang, như tái cơ cấu ngân hàng, cổ phần hoá danh nghiệp nhà nước.

Ông Kiên phân tích sự phụ thuộc của nền kinh tế vào thời tiết, điều kiện tự nhiên khi nông nghiệp trong tình trạng mong manh dưới tác động của biến đổi khí hậu. Đơn cử, khu vực sông Mê Kông bị ngăn nước lại nên áp lực ở cửa sông nhỏ, ngập mặn là điều tất yếu. Điều này dẫn đến 6 tháng đầu năm, phát triển nông nghiệp âm 0,1%, nhưng từ tháng 7, mưa thuận gió hoà, nông nghiệp tăng trưởng trở lại 0,68%.

Về quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, theo Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, bản thân cơ cấu thay đổi không nhiều. Nông nghiệp đóng góp 17-18% GDP của năm 2016.

Về xuất khẩu, mặc dù tăng nhưng theo ông Kiên, chủ yếu ở khối dệt may. Nông nghiệp thì thuỷ sản tăng 1,8-1,9%, đồ gỗ tăng cao hơn nhưng nói đến đồ gỗ thì hoàn toàn không phải công nghiệp mà chủ yếu là nhập về, chế tác, thủ công, gắn liền với phá rừng.

Năm 2016, xuất khẩu nhiên liệu giảm 28-29% về giá trị, tăng trưởng công nghiệp so với năm ngoái giảm từ gần 10% xuống còn 7,4%. "Nói chiều rộng sâu thì vẫn còn nguyên đó bộn bề", ông Nguyễn Đức Kiên nhìn nhận.

Lam an gi nam 2017 anh 1
 Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Quốc hội tại hội thảo.

 

.

Đồng quan điểm, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico cũng cho rằng nền kinh tế hồ hởi với tinh thần tự do kinh doanh, nhưng vẫn còn những trường hợp như Cafe Xin chào, và còn hàng trăm, hàng nghìn Cafe Xin chào khác.

Cổ phần hóa hiện nay cũng mới chỉ là “bình mới rượu cũ”. Mặc dù đã có tư nhân hóa nhưng chi phối của doanh nghiệp nhà nước vẫn rất lớn. Môi trường sống hiện nay đang nguy hiểm, nhiều người bị ung thư. Kinh tế có tăng trưởng nhưng kinh tế xã hội, đời sống vẫn đang rất đáng ngại...

Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017

Dưới góc độ người làm nghiên cứu, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho hay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, năm 2017 có cực kỳ nhiều cơ hội. Với chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn, có nhiều đất tham gia vào ngành, lĩnh vực đặc thù của nhà nước.  

Thứ hai, lĩnh vực nông nghiệp phụ thuộc vào trồng trọt, chế biến gần như chưa ai khai phá. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam ký kết cũng là lĩnh vực cam kết nhiều bảo hộ cho doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, còn một số ngành khác như du lịch, khách sạn, lữ hành thì Việt Nam có thể chủ động tác động, còn nhiều tiềm năng và khai thác được ngay.

Đồng quan điểm, chuyên gia Lê Đăng Doanh cũng cho rằng cơ hội với ngành dịch vụ là rất lớn. Tỷ lệ người già ở cả Việt Nam và thế giới đang tăng lên, họ cần dịch vụ và chăm sóc đặc biệt. “Tôi thấy mảng đó trên thị trường rất yếu. Tôi có một người bạn có một bà mẹ bị ốm trong thời điểm cuối năm, giá cho một người chăm sóc như vậy là 1 triệu một ngày. Đây là mức giá quá cao”, ông Doanh nói.

"Theo tôi đánh giá thì năm 2017 là một năm thuận lợi. Môi trường quốc tế quanh Việt Nam đang có sự thay đổi nên phải tỉnh táo", chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh khẳng định. 

Mặc dù vậy, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu lại không lạc quan nhiều như các diễn giả trước. Vị này cho rằng, giữa năm 2016, Chính phủ đã cho rằng chỉ tiêu tăng trưởng muốn đạt được 6,7% là rất khó. Một số dự báo cho thấy chúng ta chỉ đạt được mức 6%.

"Năm 2017, tôi không lạc quan kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao hơn năm nay. Tăng trưởng theo tôi dự báo sẽ vào khoảng 6%", ông Hiếu khẳng định. 

Quốc hội chốt mục tiêu GDP tăng 6,7% năm 2017

Chiều 7/11, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017

 


Kiều Linh

Bạn có thể quan tâm