Nhét tiền lẻ, xoa đen tượng phật ngày khai hội chùa Bái Đính
Thứ tư, 21/2/2018 18:49 (GMT+7)
18:49 21/2/2018
Sáng 21/2 (mùng 6 tháng Giêng), nhiều hình ảnh chen chúc nhét tiền, xoa lên tượng phật để cầu may ở chùa Bái Đính (Ninh Bình) xuất hiện trong ngày khai hội.
Thời tiết ngày 21/2 tại Ninh Bình không thực sự thuận lợi cho người dân du xuân khi trời có mưa nhỏ.
Lượng du khách đổ về chùa Bái Đính cũng giảm so với mọi năm. Tuy nhiên vẫn có đông người rồng rắn lên khu vực cao nhất quần thể chùa Bái Đính để vãn cảnh chùa và cầu may mắn.
Đối với những người đi xe điện từ bãi gửi xe lên chùa. Họ sẽ di chuyển quãng đường ngắn hơn bằng cách đi hai bên hành lang tượng La Hán.
Một số khác lựa chọn cách đi bộ gần 3 km để lên chùa dưới cơn mưa nhỏ.
Trên đỉnh cao nhất, nơi có tượng A Di Lặc, cùng lúc thu hút hàng trăm người đến vãn cảnh cùng lúc.
Bức tượng bị du khách chen chúc để xoa tiền cầu may. Gia đình anh Tú (Thọ Xuân, Thanh Hóa) lên chùa Bái Đính tham quan. Anh cho biết cố gắng bế con lên xoa tượng để cháu học hành tấn tới.
Nhiều người dùng cả đồng tiền mệnh giá lớn để cầu may. Họ cho biết xoa đồng tiền 500.000 đồng để năm mới Mậu Tuất có nhiều lộc.
Trong ngày khai hội sáng 21/2, tiền lẻ được vứt tràn ngập dưới chân tượng. Phần chân do bị xoa nhiều nên đã đổi từ màu đen sang màu vàng.
Người này xoa, người kia nhìn thấy cũng làm theo, dẫn đến những hình ảnh không đẹp ngày khai hội. Có người còn bế cả trẻ nhỏ ngồi lên khu vực cấm của tượng phật A Di Lặc.
Bên trong điện Tam Quan, không đông người đến lễ bái như những năm trước.
Nhóm du khách đến từ Cộng hòa Séc tham quan du lịch chùa Bái Đính sau khi đã vãn cảnh tại Tràng An và Tam Cốc Bích Động (Ninh Bình).
Bà Hắc, di chuyển từ Thanh Hóa ra Ninh Bình bằng xe khách để du xuân. Bà cho biết do đi bộ nhiều nên khá mệt mỏi.
Tại hành lang của hai lối lên xuống, tượng phật La Hán cũng bị du khách xếp hàng dài xoa tay lên. Dù cho có nhiều biển báo "cấm sờ, xoa tay vào tượng".
Do bị xoa quá nhiều, nên bức tượng La Hán nào cũng đổi màu, bóng loáng.
Với tâm lý được sờ vào tay các vị La Hán, Phật... đem lại nhiều may mắn nên tình trạng này diễn ra vào cả những ngày không phải là chính hội chùa Bái Đính.
Người đàn ông này cho biết ông sẽ "chạm" đủ vào tay chân gần 500 vị La Hán dọc hai lối lên xuống của chùa.
Nhiều người còn nhét tiền vào bên trong kẽ tay, lòng bàn tay các bức tượng.
Theo ông Vương Duy Bảo, Phó cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL), ngày xưa, việc đi chùa của người dân xuất phát từ nét văn hóa của cư dân lúa nước. Đến chùa, người dân chỉ mang theo hương, oản hay chỉ đơn giản là những sản vật được sản xuất từ gia đình. Chính vì thế, việc đi chùa mang ý nghĩa về mặt tâm linh hơn là nặng về hình thức.
Ngoài ra, về hiện tượng mang vàng mã vào chùa, đốt, rải đầy các ban thờ như hiện nay, theo Cục phó Cục Văn hóa cơ sở không xuất phát từ đạo Phật. “Làm thế là sai. Đạo Phật không đốt vàng mã”, ông Bảo nói.
Bản thân cửa đền, chùa là nơi thanh tịnh. Nhưng, trên thực tế, ngày nay việc đi chùa của người dân cũng ngày càng hội nhập những bon chen, ích kỷ, không hiểu bản chất.
“Đến chùa, nhét tiền vào tay tượng Phật là sự phỉ báng, hối lộ thánh thần. Phật tại tâm, chỉ cần nhất vái là đủ, vái như bổ củi cũng sai”, ông Bảo nói.
Trước ngày khai mạc lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội), hàng nghìn du khách đi đò đêm vào động lễ bái để kịp về nhà đi làm. Nhiều nhóm thanh niên đánh bài ăn tiền ngay trên thuyền.
Nghi thức chém lợn ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh) một lần nữa được ban tổ chức quây bạt kín, tăng cường an ninh nhằm hạn chế người xem và chụp ảnh cảnh ghê rợn.
Đề phòng có thể bị bắt cóc như nhiều năm trước, sau khi làm lễ, “Tướng bà” 9 tuổi được an ninh cõng chạy nhanh đến nơi an toàn. Hình ảnh tại hội Gióng (Sóc Sơn), sáng 21/2.