Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật - Mỹ bàn chuyện tuần tra chung ở Biển Đông

Theo Reuters, quân đội Nhật Bản có thể tuần tra trên biển và trên không với Mỹ ở Biển Đông để đáp lại những động thái áp đặt tuyên bố chủ quyền ngày càng lấn tới của Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Hãng tin Reuters ngày 28/5 cho biết, cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về việc tuần tra chung trên Biển Đông có thể là một phần trong kế hoạch mở rộng vai trò quân sự của Nhật.

Có thể luân phiên tổ chức

Hiện chưa có cam kết chính thức hay kế hoạch chi tiết nào từ 2 phía, nhưng nguồn tin của Reuters cho hay Nhật Bản và Mỹ có thể thay phiên nhau tổ chức các cuộc tuần tra từ quần đảo Okinawa của Nhật Bản, cũng là nơi Mỹ đang đồn trú hơn 30.000 binh sĩ.

Tuy nhiên, cho tới giờ vấn đề này mới chỉ được thảo luận trong nội bộ quân đội Nhật Bản và việc tuần tra chung sẽ phải xin phép quốc hội mới được thông qua.

Các quan chức quốc phòng ở Tokyo lo ngại nếu họ khoanh tay ngồi nhìn, Trung Quốc sẽ áp đặt được các yêu sách chủ quyền của họ ở vùng biển là tuyến hàng hải quan trọng với tổng giá trị thương mại đi qua lên tới 5.000 tỷ USD mỗi năm, trong đó Nhật Bản chiếm một phần rất lớn.

“Chúng ta phải cho Trung Quốc thấy vùng biển đó không phải là sở hữu của họ”, nguồn tin Nhật Bản của Reuters nói.

Tàu ngầm Sorya của Nhật Bản.

Tàu ngầm Sorya của Nhật Bản.

Một nguồn tin khác từ Mỹ bình luận nếu Nhật Bản dự tính tuần tra trên Biển Đông, họ có thể sẽ đề nghị Philippines cho phép tiếp cận các căn cứ không quân và hải quân trong những tình huống khẩn cấp. Xuất phát từ Philippines, máy bay và tàu của Nhật Bản có thể hoạt động trên Biển Đông lâu hơn.

Nhật Bản tham gia thị trường vũ khí thế giới

Tokyo gần đây cũng có các động thái tích cực tham gia trở lại thị trường vũ khí thế giới, không chỉ với tư cách nước mua vũ khí mà cả sản xuất và xuất khẩu.

Hội chợ triển lãm thiết bị vũ khí ở Tokyo.

Hội chợ triển lãm thiết bị vũ khí ở Tokyo.

Trong một hội chợ vũ khí khai mạc trong tháng này, nhiều loại khí tài hiện đại của Nhật Bản đã được trưng bày và chào hàng. Hội chợ do một công ty tư nhân Anh tổ chức với sự hậu thuẫn của các bộ quốc phòng và thương mại Nhật Bản.

“Đây là cơ hội tuyệt vời cho công ty nhỏ như chúng tôi quảng bá thương hiệu và sản phẩm”, Susumu Kasai, một quan chức của hãng chế tạo ShinMaywa Industries, nhà sản xuất các máy bay đổ bộ US2 cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, nói với Asia One.

US2 nhiều khả năng sẽ là sản phẩm vũ khí xuất khẩu đầu tiên của Nhật Bản, giúp mở rộng vai trò quân sự của Nhật Bản hơn nữa. “Chính phủ Nhật Bản và Ấn Độ đang thương thảo, nếu 2 bên đồng ý, chúng tôi sẽ có thể xuất các máy bay US2”, ông Kasai nói.

Tuần trước, Nhật Bản cũng tuyên bố tham gia một gói thầu đóng trọn gói tàu ngầm cho Australia nhằm thay thế các tàu ngầm lớp Collins đã lỗi thời của nước này.

Australia rất quan tâm tới những tàu ngầm lớp Soryu hiện đại của Nhật Bản, được coi là loại tàu ngầm không chạy bằng năng lượng hạt nhân có thời gian hoạt động dài nhất trên thế giới hiện nay.

Nếu được thông qua, dự án sản xuất sẽ là sự hợp tác giữa 2 nước. Nhật Bản và Australia là những đối tác chiến lược về quốc phòng. Tham gia đấu thầu còn có thể có các ứng viên Pháp và Đức.

Australia dự tính đóng mới 12 tàu ngầm thay cho các tàu Collins trong gói thầu có giá trị tổng cộng lên đến 40 tỷ USD.

Philippines quan ngại việc TQ xây hải đăng ở Biển Đông

Theo đài RFI, ngay khi có tin Trung Quốc xây 2 ngọn hải đăng trên bãi đá ngầm Châu Viên và Gạc Ma, chính quyền Philippines bày tỏ quan ngại trước động thái này.

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20150529/nhat-ban-can-nhac-tuan-tra-chung-voi-my-o-bien-dong/753981.html

Theo Chiêu Văn/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm