Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

LENS

Nhật ký khởi đầu hành trình kỹ sư công nghệ Zalo

Hành trình vào nghề và trở thành “người đứng sau” các sản phẩm công nghệ hàng chục triệu người dùng tại Zalo chứa đựng nhiều khó khăn, thử thách và cả kinh nghiệm quý giá.

Nhật ký khởi đầu hành trình kỹ sư công nghệ Zalo

Hành trình vào nghề và trở thành “người đứng sau” các sản phẩm công nghệ hàng chục triệu người dùng tại Zalo chứa đựng nhiều khó khăn, thử thách và cả kinh nghiệm quý giá.

Hầu hết sinh viên công nghệ thông tin đều được đào tạo các kiến thức nền tảng như quy trình sản phẩm, ngôn ngữ lập trình, quy trình kiểm thử… để trở thành kỹ sư trong tương lai. Tuy nhiên, để ước mơ kỹ sư công nghệ thành hiện thực từ sớm, nhiều bạn trẻ đã chọn thử thách bản thân tại chương trình Zalo Tech Fresher do Zalo tổ chức. Đây không chỉ là một chương trình tuyển dụng lập trình viên thông thường, mà còn là tâm huyết của một tổ chức công nghệ muốn kiến tạo nên thế hệ lập trình viên tài năng.

Zalo anh 1

‘Tech Fresher’ - chứng nhận của sự nỗ lực

“Không sai khi nói trở thành một phần của Zalo là ước mơ lớn nhất của tôi, bởi Zalo là môi trường làm việc tuyệt vời mà có lẽ bất kỳ bạn trẻ nào cũng muốn gia nhập. Tôi cũng không ngoại lệ”, là chia sẻ về ước mơ của Minh Tâm, sinh viên ngành Công nghệ thông tin, trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM. Tìm được công việc đúng chuyên ngành, môi trường làm việc chuyên nghiệp, mentors (người hướng dẫn) theo sát và có bài toán hóc búa là ước mơ của Minh Tâm cũng như nhiều bạn trẻ theo học công nghệ thông tin khác.

Thông qua kênh Zalo Careers, cô gái trẻ biết đến chương trình Zalo Tech Fresher, từ đó chuẩn bị kỹ càng các yêu cầu cần thiết để tự tin tham gia chương trình. “Tham gia trong tâm thế phải cạnh tranh với tỷ lệ chọi hàng năm ‘khốc liệt’ nên tôi đã dành khoảng thời gian dài chuẩn bị từ điểm trung bình các môn học trên trường, tìm hiểu các vấn đề xã hội, củng cố tiếng Anh đến rèn luyện các kỹ năng mềm khác”, Minh Tâm chia sẻ.

Cũng như Tâm, hàng nghìn bạn trẻ đã chuẩn bị kỹ cả về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng mềm nhưng vẫn phải nhận xét rằng các vòng tuyển của Zalo Tech Fresher “tưởng khó mà khó thật” hay “Lạ tới nỗi không thể nghĩ tới”... Bởi chương trình thách thức ứng viên ở cả vòng CV, bài đánh giá năng lực đầu vào và vòng phỏng vấn trực tiếp.

Nhận xét về bài đánh giá năng lực, bạn trẻ Thùy Dương, sinh viên khoa Khoa học máy tính, trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM cho biết đề bài có nội dung rất đa dạng từ cấu trúc dữ liệu, giải thuật, mạng máy tính đến lập trình hướng đối tượng. Ngoài đề bài rộng, hóc búa và thời gian làm bài thi trung bình 36 giây cho một câu hỏi cũng là yếu tố thử thách với Dương.

Zalo anh 5

Nếu Thùy Dương ấn tượng bởi bài đánh giá năng lực thì Minh Tâm lại bị “hỏi xoáy đáp xoay” tại vòng phỏng vấn trực tiếp. “Phỏng vấn là vòng khó nhất với tôi khi ngồi đối diện các anh chị có chuyên môn tại Zalo và trả lời lời liên tục các câu hỏi về kiến thức nền tảng, kiến thức chuyên ngành cũng như điểm mạnh, điểm yếu của bản thân”, Tâm cho hay.

Zalo anh 8

Với nỗ lực của Minh Tâm, Thùy Dương và 60 bạn trẻ khác, họ đã xuất sắc vượt hơn 1.600 ứng viên để trở thành nhân viên chính thức tại Zalo. Có thể nói, Tech Fresher là 2 từ chứng nhận cho nỗ lực không ngừng nghỉ của các bạn trẻ mà những người theo sát cũng cảm nhận được. “Từ khi chia sẻ với tôi về quyết tâm ứng tuyển vị trí QC của chương trình Zalo Tech Fresher 2022, Hoàng Thương luôn nỗ lực học tập và chủ động xin thêm các tài liệu, giáo trình môn Software Testing từ tôi để củng cố thêm kiến thức”, giảng viên Trần Công Tú tại Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chia sẻ tự hào về học trò Hoàng Thương - một trong số 62 ứng viên xuất sắc của Zalo Tech Fresher 2022.

Zalo anh 13

Khởi đầu hành trình xây dựng sản phẩm công nghệ Việt

Trở thành kỹ sư công nghệ thông tin năm 3, năm 4 đại học là điều khá lạ lẫm trong mắt nhiều người. Thế nhưng, tham gia chương trình Zalo Tech Fresher, ngoài việc sinh viên trở thành kỹ sư công nghệ, còn nhiều bất ngờ khác đến từ độ hiện đại của văn phòng, phong cách làm việc, chương trình đào tạo con người...

Zalo anh 16

Lần đầu tiên đến văn phòng Zalo, cậu sinh viên Nhật Duy - ngành Kỹ thuật phần mềm, trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM - cho biết bạn phải dùng nhiều từ “rất” để diễn tả hết cảm xúc về không gian, không khí tại đây. “Đó là một không gian văn phòng rất lớn, rất đẹp và rất sáng tạo. Mọi người ở Zalo đều trẻ trung và cá tính, toát lên một vẻ năng động đặc trưng của công ty công nghệ”, Duy cho biết.

“Tôi biết đến văn hóa không ngại chinh phục thách thức của Zalo bởi các chuyến trekking trên kênh Zalo Careers. Nhưng chỉ khi tới trực tiếp đến đây tôi mới cảm nhận được rõ ràng tinh thần làm việc nhiệt huyết, năng động và sẵn sàng đón nhận thử thách trong công việc của các anh chị”, Nhật Duy nói tiếp.

Zalo anh 17

Cũng trong buổi đầu tiên đến làm việc tại văn phòng Zalo, 62 bạn trẻ được tham gia chương trình đào tạo gồm kiến thức nền tảng về mindset product cycle (tư duy sản phẩm), security (bảo mật) cùng khóa học kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình...

Với 8 năm kinh nghiệm về bảo mật cho các sản phẩm Zalo, anh Nguyên Dũng chia sẻ kỹ năng bảo mật thông tin, bảo mật sản phẩm và cách thức giảm thiểu rủi ro cho sản phẩm. Theo anh Dũng, các bạn trẻ cần chuẩn bị vững kiến thức nền tảng để sẵn sàng đón nhận mọi thách thức vì các sản phẩm công nghệ Zalo có số lượng người dùng lớn cùng nhiều thách thức về kỹ thuật.

Zalo anh 20

Bên cạnh những buổi đào tạo về kiến thức chuyên môn, chương trình Zalo Tech Fresher còn giúp các bạn trẻ xây dựng tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình hiệu quả thông qua các buổi đào tạo kỹ năng mềm mang tên “Ngôn ngữ cơ thể”, “Giao tiếp DISC”. “Các bạn sẽ được củng cố thêm về kỹ năng mềm trong quá trình làm việc. Về phía tôi cũng cảm thấy vô cùng ý nghĩa vì là thành viên đầu tiên đi cùng các bạn trong chặng đường phát triển sự nghiệp”, anh Trung Trần - thành viên nhóm đào tạo và phát triển năng lực tại Zalo - chia sẻ.

Zalo anh 23

“Tôi hiểu hơn về vòng đời một sản phẩm, từ việc lên ý tưởng, tạo kế hoạch đến việc quyết định giữ lại hay gỡ sản phẩm. Đặc biệt quá trình lên ý tưởng sản phẩm không chỉ đòi hỏi tính sáng tạo mà còn cần biết phân tích thị trường, nhu cầu khách hàng và phải có cái nhìn khách quan về mọi khía cạnh”, Thùy Dương đánh giá những gì học được sau khi tham gia khóa đào tạo.

Khi bước vào môi trường làm việc thực tế, các bạn trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Tuy nhiên, để trở thành “người đứng sau” sản phẩm Zalo, bất kỳ khó khăn, thách thức nào cũng không thể ngăn bước chân chinh phục của những tài năng công nghệ tương lai.

Giang Tiểu San

Bình luận

Bạn có thể quan tâm