Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật coi Việt Nam là hình mẫu trong ứng xử với Trung Quốc

Nhiều người Nhật Bản coi Việt Nam là “tấm gương” trong ứng xử quân sự với Trung Quốc, đồng thời đánh giá cao tinh thần đồng đội và sự kiên trì của quân đội Việt Nam.

Theo The Japan Times, dù kim ngạch thương mại và du lịch song phương gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, hình ảnh đất nước Việt Nam xuất hiện tương đối khiêm tốn trên truyền thông Nhật Bản. Tuy nhiên, gần đây dư luận và giới truyền thông xứ sở mặt trời mọc lại nhắc tên Việt Nam khá nhiều. Các chuyên gia quân sự xem Việt Nam là hình mẫu để Nhật Bản học tập. Tình hình thay đổi do sự "đồng cảnh ngộ” giữa hai nước. Cả Việt Nam và Nhật Bản đều tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.

Âm kế của Trung Quốc và đối sách của Việt Nam

Cục diện Biển Đông đang có những biến chuyển khó lường khi Trung Quốc thay đổi chiến lược của mình. Trước âm mưu như vậy, đối sách của Việt Nam có thể "dĩ độc trị độc".

Trong một bài viết trên trên Asahi Geino vào ngày 5/6, Toshio Tamogami, cựu Tư lệnh lực lượng Phòng không của Nhật Bản, đã mô tả tranh chấp trên Biển Đông hiện nay là “vấn đề không của riêng ai”, vì một kịch bản tương tự cũng có thể nổ ra trên quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Toshio nhấn mạnh Việt Nam không phải là một quốc gia mà nước khác có thể bắt nạt dễ dàng.

Nhiều người dân Nhật Bản ngưỡng mộ và xem Việt Nam là hình mẫu để học tập trong cách ứng xử quân sự với Trung Quốc. Ảnh: allvoices.com.

Toru Kitsu, biên tập viên của tạp chí Ships of the World, đánh giá cao kinh nghiệm quân sự của những nhà lãnh đạo Việt Nam từng trải qua cuộc chiến tranh.

“Người dân và quân đội Việt Nam có tinh thần đồng đội. Có lẽ bạn có thể gọi nó chính là sức mạnh ý chí”, Toru nhận xét.

Ông Sera nhận định người Việt Nam tự hào về khả năng chiến đấu và sự kiên trì, ngay cả khi họ rơi vào thế bất lợi trong tương quan lực lượng với đối phương. Hiện nay, Hải quân Việt Nam có khoảng 16.000 quân, 139 tàu trong khi lực lượng của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều, với 217.000 quân và 891 tàu. Theo ông, quần đảo Hoàng Sa sẽ là địa bàn để các tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam mua của Nga phát huy tác dụng.

Việt Nam thắng trận chiến công luận trước Trung Quốc

Một chuyên gia phân tích nhận định Việt Nam đã giành chiến thắng trên mặt trận công luận quốc tế với Trung Quốc sau khi căng thẳng bùng lên ở Biển Đông.

Cả Sera và Kitsu đều nhận định sức mạnh quân sự của Việt Nam chủ yếu tập trung vào Lục quân. Tuy nhiên, Việt Nam có thể gia tăng lợi thế trên biển nhờ lực lượng sỹ quan hải quân từng học tại Học viện Quân sự Quốc gia ở Yokosuka, tỉnh Kanagawa. 

“Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở châu Á hiểu các chiến thuật hải quân, và chúng ta không thể phủ nhận một sự thật rằng nhiều sỹ quan Việt Nam từng học tại đây”, ông Sera phát biểu.

Bài báo kết luận, trong cuộc chiến từ  năm 1954 tới 1975, Mỹ chịu áp lực rất lớn từ lực lượng du kích Việt Nam trong những khu rừng. Lầu Năm Góc sử dụng bom na-pan và hóa chất khai quang một vùng rộng lớn để đối phó. Tuy nhiên, Trung Quốc cần chú ý đến thực tế là họ không có cách nào để “lấy nước ra khỏi đại dương” (ám chỉ việc đối phó với Hải quân của Việt Nam).

Một nguồn tin từ hội Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam nói rằng ngay cả khi Nhật Bản không viện trợ quân sự cho Việt Nam, Tokyo vẫn có thể thực thi các hình thức hỗ trợ khác, chẳn hạn như viện trợ kinh tế. 

“Nhật Bản không thể bỏ rơi Việt Nam”, nguồn tin nói.

http://www.japantimes.co.jp/news/2014/06/14/national/media-national/vietnam-seen-potential-role-model-japan/#.U55N5XaFiqJ

Thanh Hương

Bạn có thể quan tâm