Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật Bản vớt mỏ neo tàu chiến Mông Cổ sau hơn 700 năm

Giới chức Nhật Bản vừa trục vớt mỏ neo của một con tàu Mông Cổ ngoài khơi đảo Takashima, được cho là thuộc đội tàu từng cố tấn công Nhật Bản vào năm 1281.

Một mỏ neo từ tàu Mông Cổ chìm 741 năm trước được trục vớt vào ngày 1/10. Ảnh: Mainichi.

Đây là lần đầu tiên Nhật Bản lên kế hoạch trục vớt mỏ neo. Trước đó, nước này đã tìm thấy 9 mỏ neo khi khảo sát xây dựng bến cảng, Mainichi đưa tin ngày 8/10.

Giới chức Nhật Bản đã xác định được hai con tàu thời xưa của Mông Cổ, và việc trục vớt mỏ neo là bước đầu để vớt xác tàu.

Mỏ neo có hình chữ V, dài 175 cm và nặng gần 200 kg. Nó được vận chuyển đến trung tâm khảo cổ và được bảo quản trong bể chứa nước biển. Đây là lần đầu tiên mỏ neo này rời khỏi mặt nước kể từ khi nằm dưới đáy biển cách đây 741 năm.

Chiếc mỏ neo mới này khác với 9 mỏ neo được trục vớt trước đó. Mỏ neo này có đính đá ở hai mặt gỗ. Phần đá gắn trên mỏ neo dài 230 cm, được trục vớt vào ngày 2/10 và được trưng bày vào ngày 8/10 cùng với phần mỏ neo gỗ.

mo neo tau mong co anh 1

Mỏ neo được tìm thấy ngoài khơi đảo Takashima, Tây Nam Nhật Bản hôm 1/10. Ảnh: Mainichi.

Việc trục vớt mỏ neo này giúp cung cấp manh mối về hạm đội Mông Cổ thời xưa, vốn vẫn còn nhiều bí ẩn.

Theo Asahi, đế chế Mông Cổ từng cố tấn công Nhật Bản vào năm 1274 và 1281. Mông Cổ được cho là đã điều 4.400 tàu trong chiến dịch thứ hai nhưng khi đến đảo Kyushu, hạm đội gặp gió lớn khiến phần lớn tàu bị chìm.

Công tác trục vớt được chính quyền thành phố Matsuura thực hiện, với ngân sách khoảng 19 triệu yen (131.000 USD), bao gồm các khoản trợ cấp từ trung ương, tỉnh, và các quỹ huy động vốn từ cộng đồng.

Phát hiện xác tàu 1.200 năm giúp mở mang hiểu biết về lịch sử

Xác con tàu buôn có niên đại vào khoảng thế kỷ VII-VIII giúp giới nghiên cứu tin rằng giao thương vẫn hoạt động trong giai đoạn thương mại bị ngưng trệ do xung đột tôn giáo.

Tượng 'Vua Mực' khổng lồ hết gây phẫn nộ ở thị trấn Nhật Bản

Bức tượng "Vua Mực" ở thị trấn Noto đã xóa bỏ nghi ngại ban đầu khi được xây bằng tiền cứu trợ Covid-19. Ước tính bức tượng mang lại lợi ích kinh tế gấp 22 lần chi phí ban đầu.

Trần Hoàng

Bạn có thể quan tâm