Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật Bản hoãn tập trận chống tên lửa tầm trung của Triều Tiên

Dù bị đánh giá là "kẻ thua cuộc" sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Nhật Bản vẫn hoan nghênh việc Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un đồng ý phi hạt nhân hóa.

Reuters dẫn lời một quan chức cho biết Văn phòng Nội các Nhật Bản sẽ đưa ra thông báo liên quan đến việc hoãn tập trận chống tên lửa tầm trung của Triều Tiên vào ngày mai, 22/6. Trong khi đó, hãng thông tấn Kyodo khẳng định quyết định trên được đưa ra sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều được tổ chức thành công, giúp giảm căng thẳng trong khu vực.

Trước đó, Mỹ và Hàn Quốc cũng hoãn cuộc tập trận chung mang tên Người bảo vệ Tự do Ulchi (Ulchi Freedom Guardian) vào tháng 8 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết dừng những cuộc diễn tập quân sự mang tính khiêu khích đối với Triều Tiên.

Nhat hoan tap tran phong chong ten lua tam trung cua Trieu Tien anh 1
Hình ảnh một cuộc diễn tập quân sự của Nhật Bản. Ảnh: Reuters.

Reuters dẫn lời một quan chức tại thành phố Yaita (tỉnh Tochigi phía bắc Nhật Bản) cho biết chính phủ thông báo hoãn tập trận chống tên lửa Triều Tiên xét đến sự thay đổi của "tình hình thế giới". Kyodo khẳng định nhiều khu vực khác cũng được thông báo về quyết định này.

Dù bị đánh giá là "kẻ thua cuộc" sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Nhật Bản vẫn hoan nghênh việc Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un đồng ý phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, Tokyo vẫn thể hiện sự không hài lòng vì ông Trump không nhắc đến hệ thống tên lửa tầm trung có khả năng vươn đến Nhật Bản trong tuyên bố chung với ông Kim và tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh. 

Năm 2017, Triều Tiên phóng 2 tên lửa đạn đạo bay qua lãnh thổ Nhật Bản, khiến Tokyo và nhiều tỉnh thành khác phải thực hiện diễn tập sơ tán. Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera khẳng định Washington và Tokyo cần giữ vững thái độ cảnh giác đối với Triều Tiên đến khi quốc gia này bắt đầu tiến trình giải trừ hạt nhân.

"Bình Nhưỡng vẫn chưa đưa ra hành động cụ thể hướng đến việc phi hạt nhân hóa", ông Onodera phát biểu trước khi gặp gỡ Đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Lực lượng Hạm đội Mỹ.

Nhat hoan tap tran phong chong ten lua tam trung cua Trieu Tien anh 2
Một triển lãm về những công dân Nhật Bản bị đặc vụ Triều Tiên bắt cóc. Ảnh: Kyodo.

Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể đang xúc tiến một cuộc gặp gỡ cấp cao với nhà lãnh đạo Kim Jong Un nhằm giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị đặc vụ tình báo Triều Tiên bắt cóc nhiều thập kỷ trước. Ông Abe từng cam kết sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi những công dân này được đưa về nhà.

Năm 2002, Triều Tiên thừa nhận họ bắt cóc 13 người Nhật trong những năm 1970 và 1980, trong đó 8 người đã chết, 4 người chưa bao giờ đặt chân vào lãnh thổ nước này. Trong khi đó, Nhật khẳng định 17 người đã bị đưa đi, trong số đó 5 người đã được trả về nước. 

90s: Bán đảo Triều Tiên trước bước chuyển lịch sử hướng tới hòa bình Những tín hiệu tích cực về khả năng giải giáp hạt nhân, chấm dứt hoàn toàn tình trạng chiến tranh liên tục xuất hiện trước thềm các cuộc gặp thượng đỉnh Hàn - Triều và Mỹ - Triều.

Triều Tiên đã phá khu thử tên lửa có thể vươn tới Mỹ

Khu vực thử nghiệm động cơ tên lửa mà Triều Tiên cam kết phá hủy là một cơ sở chính ở phía tây nước này và từng được sử dụng để thử động cơ cho các tên lửa tầm xa.

Triều Tiên bỏ đồ lưu niệm, biểu ngữ chống Mỹ sau thượng đỉnh Trump-Kim

Khách du lịch nước ngoài cho biết đồ lưu niệm và biểu ngữ có nội dung chống Mỹ đã "biến mất" tại Triều Tiên sau cuộc gặp thượng đỉnh hôm 12/6 giữa ông Kim Jong Un và TT Trump.



Chi Mai

Bạn có thể quan tâm