Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhân viên ngân hàng 'ngóng' ngày nghỉ hơn thưởng Tết

Thưởng cuối năm phần lớn dồn hết vào kỳ trả lương trước Tết âm lịch nên với nhân sự ngành ngân hàng, những ngày nghỉ hiếm hoi trong thời điểm bận rộn là điều được chờ đợi nhất.

Không cần thưởng, chỉ cần ngày nghỉ là tâm trạng chung của nhiều nhân viên ngân hàng trong thời điểm cuối năm.

Lê Thanh, nhân viên của một ngân hàng trong nhóm Big4 tâm sự, cuối năm là thời điểm những người làm việc tại nhà băng này bận tới mức không thể ngẩng mặt lên được.

"Chạy quyết toán cuối năm nên công việc dồn dập, cảm giác một ngày cần tới 48 tiếng, chân tay cũng cần thêm dăm ba cái. Lúc này chúng tôi chỉ mong tới ngày nghỉ, để ngủ hết 3 ngày phục hồi sức khỏe, sau đó vắt chân lên cổ chiến đấu nốt công việc trước khi đến năm âm lịch. Ngày nghỉ giờ quan trọng hơn cả thưởng Tết", chị Thanh tâm sự.

Mức thưởng Tết cho vị trí giám đốc vùng của một ngân hàng cổ phần ở Việt Nam năm ngoái lên tới 100 triệu đồng. Ảnh: Anh Tuấn.

Khi nhắc tới thưởng Tết dương lịch, nhân viên nhiều ngân hàng cổ phần nhỏ đều thừa nhận thông tin từ ban điều hành vẫn chưa có. Tuy nhiên, một nhân viên của HDBank dự đoán mức thưởng cho Tết Dương lịch không thay đổi nhiều so với những năm trước, dao động từ 200.000 đồng đến một triệu đồng, và được coi là phần thưởng mà người lao động được nhận từ công đoàn.

Với một số ngân hàng có chính sách thưởng gộp Tết dương lịch và âm lịch thì kết thúc năm tài chính 2015, nhân viên được nhận quà nhỏ, như lịch bàn, thay vì nhận tiền. Sau đó họ sẽ được nhận một khoản cộng gộp vào kỳ trả thưởng trước Tết âm lịch.

Chị Hoàng Trang, nhân viên của ngân hàng Agribank cho biết, đến nay ngân hàng vẫn chưa có thông báo thưởng Tết cho cán bộ nhân viên. "Phải đến cuối tháng, tiền vào tài khoản thì mới biết mình được thưởng bao nhiêu, còn ngân hàng không có mức chi trả chung".

Không cho biết quy định thưởng của ngân hàng có gộp chung cả Tết dương lịch và âm lịch hay không, nhưng chị Trang thừa nhận, mức thưởng còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh cuối năm.

Chị cũng tiết lộ, con số của năm ngoái "không phải là một tháng lương, mà ít hơn thế".

Việc thưởng Tết của các ngân hàng thậm chí còn mang cả yếu tố giữ chân người lao động. Theo đó, khác với nhân viên phòng ban được nhận 100% tiền thưởng Tết hàng năm, các quản lý cấp trung và cấp cao như giám đốc chi nhánh, giám đốc vùng, đội ngũ điều hành trực tiếp chỉ được nhận 70-80% tổng khoản thưởng, phần còn lại sẽ được trả nốt trong năm sau. Điều này giúp ngân hàng đảm bảo người lao động sẽ gắn bó với nhà băng thêm ít nhất một năm nữa, thay vì đối mặt tình trạng "chảy máu" nhân sự cấp cao ngay sau Tết.

Vui, buồn thưởng Tết Dương lịch

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp cho biết chưa hạch toán tình hình kinh doanh cuối năm để đưa ra mức thưởng Tết. Thậm chí, nhiều nơi nhân viên chưa từng có thưởng Tết Dương lịch.

Hạ Minh

Bạn có thể quan tâm