Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhân viên Apple nghĩ gì về văn hoá nội bộ công ty?

Bí mật, ngột ngạt,... là một trong những cảm giác của những nhân viên Apple, từ cấp cho đến những nhân sự cấp cao.

Apple được biết đến như một công ty kín tiếng về những dự án, sản phẩm cho đến những vấn đề nội bộ. Alan Dye, người đứng đầu nhóm thiết kế giao diện người dùng của Apple, từng thổ lộ rằng ông gặp áp lực ghê gớm khi làm việc với Tim Cook.

Với nhân viên Apple, làm việc trong một công ty công nghệ lớn nhất thế giới là một vinh dự, nhưng đi kèm hàng tá áp lực. Ảnh: BI.

Cũng giống với Alan Dye, nhiều nhân viên khác của Apple cũng đối mặt với những vấn đề khác nhau khi làm việc tại hãng công nghệ danh tiếng nhất thế giới.

 Luật đầu tiên ở Apple là đừng nói gì về Apple

- Justin Maxwell, nhân viên thiết kế giao diện người dùng


 

Bí mật là một phần của văn hoá Apple

- Dave Black, Nguyên kiến trúc sư động cơ và giải pháp của Apple.

 

Tại Apple, nhân viên thường không được phép nói về công ty. Apple trả tiền cho nhân viên và chất xám của họ. Ý tưởng mới, giải pháp mới hay bất kỳ những vấn đề liên quan đến kỹ thuật như CSS, Java Script,... đều thuộc dạng tin mật, không phải là thứ để chia sẻ trên mạng xã hội hoặc blog cá nhân.

Email ập đến suốt ngày

- Nitin Ganatra - Cựu Giám đốc mảng ứng dụng cho iOS.

Email là vấn đề không của riêng ai, nhất là giới văn phòng. Tuy nhiên, Nitin mô tả việc đối mặt với hàng núi thư trong cả ngày như một điều ám ảnh. Là lãnh đạo cao nhất, Tim Cook cũng khổ sở với lượng email trong công việc. Nitin Ganatra đoán rằng CEO của Apple chỉ có 3-4 tiếng mỗi ngày để ngủ. 

Cà phê rất tuyệt vời

- Một nhân viên giấu tên.

Đại bản doanh của Apple là một nơi có kiến trúc và không gian tuyệt vời. Thức ăn và đồ uống ở căng tin Apple cũng thuộc hàng top thế giới về chất lượng. Chiêu mộ người giỏi đến từ nhiều quốc gia, Apple cũng cung cấp cả những món ăn truyền thống như sushi, bánh mì kiểu Mexico hay những nguyên vật liệu riêng biệt để nhân viên tự làm món salad, sandwich theo khẩu vị riêng.  

Đêm chủ nhật bạn vẫn phải làm việc để chuẩn bị cho cuộc họp giao ban vào sáng hôm sau

- Don Melton, Nguyên Giám đốc công nghệ Internet. 

Là một công ty dẫn đầu giới công nghệ, guồng máy của Apple phải hoạt động gần như không ngừng. Từ nhân viên đến quản lý cấp cao đều phải dành nhiều thời gian cho công việc. 

Nếu Steve Jobs còn sống, ông ấy vẫn sẽ đòi hỏi bằng được những gì mình muốn

- Chad Little, chuyên viên thiết kế của Apple.

 

Apple tuy có số lượng nhân viên đồ sộ và cơ cấu phức tạp, nhưng khi cần, lãnh đạo của công ty vẫn có thể huy động một nhóm nhân viên từ nhiều bộ phận khác nhau để cùng thực hiện một dự án đặc biệt nào đó. 

Tiền lệ này có từ thời Steve Jobs. Nếu một dự án không liên quan đến Jobs, nó sẽ mất khoảng vài tháng để hoàn thành công tác chuẩn bị, sau đó mới chuyển sang các bước tiếp theo. Với những dự án có sự góp mặt của Steve Jobs, tiến độ công việc được đẩy lên cao đến mức không tưởng và "hoàn thành sớm so với những gì con người có thể tưởng tượng" - theo Chad Little mô tả.  

Tất cả mọi điều, ý tôi là tất cả mọi chuyện, đều được nhóm marketing quyết định

- Một người giấu tên.

 

Đội ngũ marketing có một quyền lực đáng kể tại Apple khi có thể tác động đến cả những nhóm kỹ sư. "Tôi bị sốc và kinh ngạc", "Sự sợ hãi khiến tôi muốn bán hết tất cả cổ phiếu mình có tại Apple", một nhân viên giấu tên cho biết thêm.

13 điều tồi tệ nhất khi làm việc tại Apple

Với nhiều người, làm việc cho Apple, hãng công nghệ giá trị nhất thế giới, là một vinh dự và tự hào, tuy nhiên, với vài người khác, mọi thứ không như là mơ.

Duy Nguyễn

Bạn có thể quan tâm