Đây không phải là lần đầu tiên nhân viên Amazon đình công trong năm nay. Vào ngày mua sắm Prime Day diễn ra trong tháng 7/2018, nhiều nhân viên Amazon tại Tây Ban Nha, Ý, Đức và Anh cũng đình công để phản đối chế độ lương thưởng và điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn.
Theo Guardian, tại một nhà kho ở Madrid, có tới 90% trong tổng số 1.800 công nhân đã đình công trong vòng 2 ngày. Để tránh ảnh hưởng, Amazon đã chuyển công tác đóng gói hàng hóa tới 22 điểm khác tại Tây Ban Nha.
Công nhân Amazon tại Anh đình công trong ngày Black Friday. Ảnh: GMB@Amazon. |
Trong khi đó, tại Anh, công đoàn GMB đã tổ chức đình công tại 5 nhà kho vì lý do an toàn lao động. Nhiều công nhân cho biết họ bị chứng đau lưng kinh niên, và trong 3 năm qua xe cứu thương đã được gọi tới 600 lần để xử lý các vụ chấn thương của công nhân tại nhà kho Amazon.
Tại Đức, công nhân cũng đã đấu tranh hàng năm trời để có mức lương cao hơn. Công đoàn Verdi cho biết thu nhập của công nhân tại nhà máy Amazon thấp hơn những công việc bán lẻ hay giao hàng khác. Năm ngoái, công nhân tại Đức và Ý cũng đình công trong ngày Black Friday.
Trong khi đó tại Pháp, hai tổ chức bảo vệ môi trường ANV Cop21 và Les Amis de la Terre lại phản đối Amazon bằng cách vứt đầy độ điện tử cũ, hỏng trước trụ sở công ty. Ảnh: Getty. |
Amazon cũng khẳng định trên Guardian rằng những vụ đình công không ảnh hưởng đến hoạt động giao hàng của họ trên khắp châu Âu.
Amazon thường xuyên bị công nhân chỉ trích là không quan tâm đến điều kiện làm việc, an toàn lao động, nhất là tại các nhà kho của họ. Trả lời câu hỏi về vấn đề an toàn lao động trên Gizmodo UK, Amazon biết mọi nhà kho của họ đều “là những nơi an toàn”. Theo Amazon, số liệu từ Bộ Y tế Anh cho thấy số lượng chấn thương vì lao động ở công ty này thấp hơn 40% so với những công ty vận chuyển, kho bãi khác ở Anh.