Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Nhận diện' các tàu tuần tra đối đầu ở Điếu Ngư/Senkaku

Sự việc các tàu tuần tra của Cảnh sát biển Nhật Bản và Đài Loan sử dụng vòi rồng để tấn công lẫn nhau tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang thu hút rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông quốc tế.

'Nhận diện' các tàu tuần tra đối đầu ở Điếu Ngư/Senkaku

Sự việc các tàu tuần tra của Cảnh sát biển Nhật Bản và Đài Loan sử dụng vòi rồng để tấn công lẫn nhau tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang thu hút rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông quốc tế.

Đây là lần đầu tiên các tàu tuần tra chạm trán trực tiếp với nhau tại vùng biển quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku mà Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền. Tuy chỉ sử dụng vòi rồng để tấn công đối phương nhưng động thái này của Nhật Bản và Đài Loan phần nào cho thấy, sự leo thang xung đột quanh quần đảo tranh chấp.

Đội tàu hùng hậu của cảnh sát biển Nhật Bản được huy động tới khu vực tranh chấp nhằm giải tán 40 tàu cá Đài Loan được sự hộ tống của 8 tàu tuần duyên. Dù chưa xác định được số tàu chính xác mà Cảnh sát biển Nhật Bản huy động tới khu vực tranh chấp nhưng 48 tàu của Đài Loan buộc phải rời khỏi khu vực nhạy cảm vì không thể tiến thêm.

Tàu tuần tra thuộc lớp Hida của Cảnh sát biển Nhật Bản.

Hiện tại, số lượng không nhỏ các tàu đang được biên chế trong lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản là tàu tuần tra cỡ lớn thuộc lớp Hida. Tên lớp tàu tuần tra này được đặt theo ngọn núi lớn nổi tiếng nhất đất nước Mặt trời mọc.

Theo thiết kế, tàu tuần tra lớp Hida được sử dụng nhằm chặn các tàu gián điệp từ Triều Tiên muốn xâm nhập hải phận Nhật Bản. Tất cả các tàu chiến thuộc lớp này đều có tốc độ cao và phạm vi hoạt động lớn.

Về vũ khí, các tàu lớp Hida được trang bị pháo tự động Bofors L/70 cỡ nòng 40mm, hệ thống điều khiển hỏa lực bằng laser. Vỏ tàu tuần tra lớp này được thiết giáp khá dày, đủ súc ứng phó với các vụ va chạm mạnh trên biển cùng khả năng chống lại các loại vũ khí hạng nặng được trang bị trên các tàu gián điệp Triều Tiên. Thân tàu vẫn đảm bảo được khả năng chống đạn nếu xảy ra đọ súng ở cự ly gần.

Các tàu tuần tra thuộc lớp Hida được coi là vũ khí đắc lực nhằm đánh chặn các tàu thuyền gián điệp hoặc xâm phạm lãnh thổ. Đặc biệt, tàu lớp Hida còn có sân đỗ trực thăng và trang bị loại máy bay Eurocopter EC225 do châu Âu sản xuất. Hệ thống đường truyền vệ tinh băng thông rộng của các tàu Hida cho phép nó truyền dữ liệu trực tiếp từ máy bay trực thăng do thám tới tàu chiến và về đất liền. Sự kết hợp giữa các hệ thống của Hida cho phép nâng cao khả năng theo dõi mục tiêu hoặc tìm kiếm cứu nạn.

Các tàu thuộc lớp Hida có chiều dài 95m, nơi rộng nhất đạt 12,6m và ngập nước 9m. Tàu sử dụng 4 động cơ đẩy chạy nhiên liệu diesel cho phép nó hoạt động với vận tốc 30 hải lý/h (56km/h). Ngoài pháo tự hành sử dụng hệ thống ngắm quang phổ FCS, các tàu thuộc lớp Hida còn được trang bị một súng máy JM61 cỡ nòng 20mm. Độ choán nước của các tàu thuộc lớp Hida lên tới 2.000 tấn.

Ngoài những loại vũ khí được sử dụng để bắn hạ đối phương, các tàu lớp Hida còn được trang bị vòi rồng cực mạnh, sử dụng trong trường hợp chạm chán với các tàu cứng đầu nhưng chưa cần sử dụng đến hỏa lực mạnh. Phía sau tàu là bãi đỗ trực thăng và hệ thống tiếp nhiên liệu trong trường hợp cần thiết.

Tàu PS-16 của Cảnh sát biển Nhật Bản truy đuổi tàu CG-123 của Đài Loan.

Bên cạnh các tàu tuần tra cỡ lớn thuộc lớp Hida, dễ dàng nhận ra tàu tuần tra cỡ nhỏ PS-16 của lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản tham gia truy đuổi tàu Đài Loan. PS-16 là tàu tuần duyên cỡ nhỏ, có trọng tải 197 tấn, chiều dài 46m, nơi rộng nhất đạt 7,5m. Tàu PS-16 có khả năng di chuyển với tốc độ 35 hải lý/h, tầm hoạt động lên tới 600 hải lý. Do làm nhiệm vụ tuần duyên, PS-16 được trang bị một súng máy cỡ nòng 20mm cùng với 3 vòi rồng phun nước công suất mạnh. Thân tàu được chế tạo từ hợp kim, cho phép nó chịu những va đập mạnh khi làm nhiệm vụ trên biển.

Chạm trán giữa tàu PP-10023 với tàu PS-16 của Cảnh sát biển Nhật Bản.

Trong khi đó, dựa vào ảnh chụp được hàng loạt các trang báo mạng công bố, hai trong các tàu tuần tra của Cảnh sát biển Đài Loan tham gia vụ đụng độ với tàu Nhật Bản là PP-10023 và CG-123. Trên thực tế, Cảnh sát biển Đài Loan sở hữu đội tàu tuần tra khá hùng hậu với đầy đủ các loại kích cỡ. Các tàu tuần tra này đảm trách toàn bộ các cuộc tuần tra, tìm kiếm cứu nạn tại vùng biển xung quanh đảo Đài Loan.

Tàu thi hành luật biển PP-10023 của Đài Loan là loại tàu tuần tra cỡ nhỏ có chiều dài 27m, nơi rộng nhất đạt 7m. Tốc độ tối đa của PP-10023 đạt 20,5 hải lý trong khi tốc độ tung bình đạt 13,8 hải lý. Theo thông tin được đăng tải trên mạng internet, PP-10023 là loại tàu nhỏ, thuộc lớp 100 tấn mà Đài Loan đang sử dụng. Hiện chưa thể xác định được loại vũ khí trang bị trên tàu tuần tra PP-10023 của cảnh sát biển Đài Loan.

CG-123 của Đài Loan tấn công tàu của Cảnh sát biển Nhật Bản.

Cũng xuất hiện trong cuộc chạm trán vừa qua là tàu thực thi luật biển cỡ lớn CG-123 của lực lượng Cảnh sát biển Đài Loan. Con tàu có chiều dài 66m, nơi rộng nhất đạt 10m. Vận tốc tối đa của CG-123 đạt 11,1 hải lý/h trong khi vận tốc trung bình là 9,2 hải lý. Theo các tài liệu, CG-123 là loại tàu trung bình, thuộc lớp 500 tấn của cảnh sát biển Đài Loan.

Dù khá hiện đại nhưng nếu so sánh với các tàu tầu tra thuộc lớp Hida của Nhật Bản, các tàu thực thi luật biển Đài Loan thua kém hơn rất nhiều về tải trọng, tốc độ di chuyển, vũ khí cũng như khả năng cơ động. Tuy chưa sử dụng tới hỏa lực được trang bị nhưng việc dùng vòi rồng để đuổi 40 tàu cá Đài Loan cùng 8 tàu hộ tống phần nào khẳng định sức mạnh vượt trội mà lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản đang nắm giữ.

Trịnh Duy

Theo Infonet

Trịnh Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm