Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhận diện '3 đòn tấn công' của TQ vào Biển Đông

Ngoại trưởng Philippines cho biết, Trung Quốc đã ra “3 đòn tấn công” nhằm vào Philippines và các nước có tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời tuyên bố, Manila sẽ đặc biệt cảnh giác trước mọi động thái của Bắc Kinh.

Nhận diện '3 đòn tấn công' của TQ vào Biển Đông

Ngoại trưởng Philippines cho biết, Trung Quốc đã ra “3 đòn tấn công” nhằm vào Philippines và các nước có tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời tuyên bố, Manila sẽ đặc biệt cảnh giác trước mọi động thái của Bắc Kinh.

Tại một cuộc họp báo diễn ra sau cuộc gặp giữa Tổng thống Philippines Aquino và Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida ở Thủ đô Manila, Ngoại trưởng Del Rosario đã liệt kê một danh sách dài “các hành động vi phạm luật quốc tế của Trung Quốc” và hành động đầu tiên là việc đòi chủ quyền đối với hầu hết khu vực Biển Đông.

"Nếu các bạn nhìn vào lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay, bạn sẽ thấy họ luôn khăng khăng cho rằng, họ có chủ quyền không thể tranh cãi ở hầu hết Biển Đông. Đây rõ ràng là một đòi hỏi quá đáng. Nó đã vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế và đây chính là đòn tấn công đầu tiên”, Ngoại trưởng Del Rosario nhấn mạnh.

 

Đòn tấn công thứ 2, theo ông Rosario, là việc Trung Quốc quyết liệt tìm cách quản lý những vùng lãnh thổ tranh chấp, cụ thể là thiết lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Hồi giữa tháng 6 năm ngoái, Trung Quốc đã thông báo thành lập “Tam Sa” với phạm vi quản lý hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát và bãi đá ngầm ở 3 quần đảo lớn ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Sau khi dựng lên chính quyền ở đây, Trung Quốc tiếp tục thông báo kế hoạch đưa quân đến đồn trú ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” này.

“Để có thể khẳng định chủ quyền, điều mà Trung Quốc đã làm là kêu gọi tái thành lập một đơn vị hành chính để quản lý cái mà họ gọi là đường 9 đoạn”, ông Del Rosario cho biết.

Nhà ngoại giao hàng đầu Philippines đã xem việc thông qua một luật tranh cãi liên quan đến Biển Đông là “đòn tấn công thứ 3” của Trung Quốc. Theo luật này, Trung Quốc cho phép binh lính và cảnh sát của họ được quyền chặn, xông lên và bắt giữ tàu thuyền các nước khác đi lại trong khu vực tranh chấp. Đây là luật có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tự do hàng hải và có thể châm ngòi cho các cuộc đụng độ trên biển.

"Khi họ đưa ra luật mới cho phép chặn tàu của các nước khác trong khu vực là họ đã thực hiện xong đòn tấn công thứ 3”, ông Del Rosario nói.

Ngoài ra, Ngoại trưởng Philippines cũng đề cập đến việc Trung Quốc liên tiếp xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng và phân bổ ngân sách cho các vùng tranh chấp. Theo ông Del Rosario, đây là những bằng chứng thêm nữa cho thấy sự hiếu chiến của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.

"Và sau đó, tất nhiên, họ sẽ đưa ra đủ loại cơ sở hạ tầng và công bố đủ loại con số về ngân sách mà họ dự định sử dụng để thiết lập sự hiện diện ở đó. Vì vậy, tôi cho rằng, những hành động đó mang tính đe dọa cao và chúng ta cần phải phản đối quyết liệt những động thái đó của Trung Quốc”, Ngoại trưởng Del Rosario nhấn mạnh.

Biển Đông vốn là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng. Vì tầm quan trọng của Biển Đông, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm khu vực biển này. Điều đó đã được thể hiện rõ qua lập trường, chính sách và những hành động của Trung Quốc trong thời gian vài năm trở lại đây. Những động thái của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây đang khiến nhiều nước láng giềng bất bình.

Cũng trong hồi năm ngoái, Trung Quốc đã phát hành hộ chiếu phổ thông mới trong đó có in hình bản đồ bao gồm cả đường 9 đoạn. Động thái này của Bắc Kinh đã vấp phải phản ứng dữ dội từ phía Philippines và một loạt nước có tranh chấp cũng như không có tranh chấp.

Ngoài tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc còn có tranh chấp với Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

Tàu lặn có người lái mang tên Giao Long của Trung Quốc dự kiến sẽ tiến hành các nhiệm vụ tuần tra tại Biển Đông trong tháng 5 và tháng 6.

Không chỉ vậy, giới chức Trung Quốc cũng đang tính đến việc điều tàu lặn tới khảo sát vùng đáy biển quốc tế, để tìm kiếm hạt quặng đa kim tại Đông Bắc Thái Bình Dương.

Theo Vnmedia

Theo Vnmedia

Bạn có thể quan tâm