Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà văn Nguyễn Trí - kẻ đi gom bão, nhặt bi ai

Khi "Bãi vàng, đá quý, trầm hương" được đạo diễn Việt Đỗ Khoa mua bản quyền chuyển thể điện ảnh thì "Thiên đường ảo vọng" của nhà văn Nguyễn Trí cũng được mua ý tưởng làm phim.

Liên tục viết truyện ngắn, truyện nhiều kỳ gửi các báo và đầu tư sáng tác tiểu thuyết, có lẽ với Nguyễn Trí, thời điểm này là lúc ông viết sung sức nhất, viết như một sự bù đắp suốt những năm tháng lăn lóc với đời, như một cuộc trả nợ với quá khứ và những người đã khuất.

Nhà văn Nguyễn Trí.
Nhà văn Nguyễn Trí.

“Vẫn còn những người bạn nằm trong đầu, tôi phải lôi họ ra viết hết thì lòng mới yên. Có người đã về làm lại cuộc đời, nhưng cũng có người đã vùi thây ở bãi vàng, mỗi người một số phận. Nếu không viết tôi thấy mình nợ họ. Viết xong tiểu thuyết Thiên đường ảo vọng coi như tôi đã dứt nợ với bãi vàng. Cuốn sách này sẽ cận cảnh vào cuộc sống của hơn 3.000 con người mưu sinh giữa chốn rừng thiêng nước độc. Những ngày tháng ấy cứ ám ảnh tôi” - nhà văn Nguyễn Trí bộc bạch.

Nhà ông nằm bên cánh rừng cao su huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai), mỗi sáng ông đi lang thang trong đó, những câu chuyện được hình thành trong đầu, dòng thác ký ức cuồn cuộn như câu chữ. Cả một cuộc đời lăn lộn sương gió bây giờ trở thành kho tàng hiện thực cuộc sống quý giá, ông cứ thế mà khai quật, mà đào xới. Nhiều người vẫn nói văn Nguyễn Trí chỉ có ưu thế tả thực, chưa nhiều chất văn.

Tác giả của 'Sinh ra để cô đơn' gặp gỡ độc giả Hà Nội

Tuần qua, độc giả thủ đô đã có dịp giao lưu cùng nhà thơ Nguyễn Phong Việt, tác giả cuốn sách "Sinh ra để cô đơn".

 

“Gã giang hồ viết văn” ý thức được điều đó, ông hiểu nếu cứ kể tả theo mạch, tham chi tiết thì đến một lúc nào đó độc giả cũng sẽ quen thuộc, sẽ chán. Ông tự tìm cách thay đổi bút pháp, chọn một góc nội tâm và xoáy sâu vào diễn biến tâm lý. Nhiều truyện ngắn được đăng báo gần đây đã chứng tỏ được khả năng thể hiện và lao động nghiêm túc của nhà văn chân đất này.

Nhà văn Nguyễn Trí hay tự trào mình là người viết thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội ngoi lên.
Nhà văn Nguyễn Trí hay tự trào mình là người viết thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội ngoi lên.

Nguyễn Trí cũng tự biết ông đi một con đường không hề dễ dàng để có thể thuyết phục được tất cả những người của làng văn - vốn bước chân ra từ những “cái nôi trí thức”. Ông vẫn hay tự trào mình “thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội ngoi lên”, như một “hạt bụi chờ ngày hóa kiếp”. Bởi một phu đào đãi vàng trần ai, một kẻ từng bị nghiện rồi vào tù ra khám, lăn lê bụi đường trong cuộc mưu sinh không từ một công việc nào lấy đâu ra chữ nghĩa nhiều đến vậy?

Ít ai biết rằng Nguyễn Trí đã mơ trở thành nhà văn từ năm 16 tuổi. Nhưng sống giữa đất nước thời loạn, cái nghèo đeo bám thì giấc mơ chữ nghĩa cũng trở thành xa xỉ. “Có lẽ số phận đã buộc tôi phải đi một đoạn đường rất dài trần ai mới có thể quay về với chữ nghĩa được” - Nguyễn Trí nói. Trong suốt đoạn đời trần ai đó, ông vẫn đọc sách. Đọc trong tù, trong cả những ngày vất vả tìm trầm.

Nỗi cô đơn mang tên Nguyễn Huy Thiệp

Sau khi gây dựng được tên tuổi trong làng văn học Việt Nam, Nguyễn Huy Thiệp bất ngờ tuyên bố ngừng viết để tận hưởng tuổi già nhàn nhã rong chơi.

“Những câu chuyện từ sách đã cứu rỗi đám bạn tù của tôi. Mỗi đêm bọn họ đều ngồi quây quần chờ tôi kể chuyện. Đến mức khi kể hết những truyện mình đã đọc, tôi bịa ra kể tiếp mà họ vẫn nghe. Khi ấy tôi mới thấy rõ sách có giá trị biết chừng nào” - Nguyễn Trí nhớ lại.

Biếm họa Nguyễn Trí.
Biếm họa Nguyễn Trí.

Ba năm bốn tháng mười hai ngày lao tù, quãng thời gian Nguyễn Trí nói ông đã thấy cuộc đời mình như cỏ rác. Mà ở tù cũng chỉ vì nhận thay tội ăn cắp chiếc máy may cho thằng bạn con còn nhỏ dại. “Tôi còn trẻ khỏe, độc thân thì gánh, chứ nó đi tù ai lo vợ con nó” - Nguyễn Trí nói vậy. Nhưng ở tù ông mới thấy sinh mạng của mình còn không bằng chiếc xe chở lúa. “Mỗi ngày chúng tôi đều cắt đập lúa, cho vào bao rồi chở về trại. Chúng tôi thay phiên nhau và gắng chạy cho nhanh nhưng quản giáo nói với chúng tôi rằng, cái mạng của bọn mày lỡ mất thì không sao chứ chúng mày chạy như thế hư xe thì lấy gì chở lúa?” - ông cười khan nhắc lại.

Thấm thía đến tận cùng sự bội bạc, cay đắng mà số phận dành cho cuộc đời mình, Nguyễn Trí nói ông không còn sợ những đày ải nào của cuộc sống. “Đến giọt nước mắt còn kiếm không ra thì còn biết sợ là gì?”. Mỗi một lời Nguyễn Trí nói ra là một niềm bi ai khắc khoải ông trả về phía cuộc sống.

Minh Nhật: 'Hiếm nhà văn sống ngon lành nhờ bán sách'

Nguyễn Minh Nhật là một cây bút đa tài ở mọi thể loại, được coi là thành công trong nghiệp viết. Mỗi tác phẩm của anh đều thu hút đông đảo độc giả trẻ tuổi.

 

Cuộc đời của “gã giang hồ” Nguyễn Trí đã được khai thác nhiều khi ông bất ngờ trở thành chủ nhân giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2013. Người ta không biết Nguyễn Trí ở đâu ra mà tác phẩm khốc liệt đến vậy, từ lăn lóc bãi vàng đến lặn lội tìm trầm, từ một người dưới đáy xã hội bỗng vụt sáng thành nhà văn. Rồi thì ai cũng biết Nguyễn Trí từng làm đủ thứ nghề phu vàng, đồ tể (công việc đã được ông viết thành cuốn sách cùng tên), chặt củi, tìm trầm…

Cuộc đời ông luôn phảng phát trên những trang viết, nhưng càng nói chuyện với Nguyễn Trí, càng thấy đằng sau khuôn mặt hằn đầy dấu tích của u uẩn, khắc khổ đau đớn cùng tận ấy là những câu chuyện chưa bao giờ được kể. Ông cứ như người đi gom bão, nhặt hết bi ai của một thân phận khốn cùng để rồi mọi giá trị tìm thấy trong cuộc đời cuối cùng chỉ có thể nén lại trong một câu nói: “Phải đi qua hết những đau thương của cuộc sống mới hiểu được tình người là thứ quý giá nhất trên đời”.

Nhà văn Nguyễn Trí giao lưu cùng độc giả.
Nhà văn Nguyễn Trí giao lưu cùng độc giả.

Công việc nho nhã nhất mà ông từ làm có lẽ là nghề dạy tiếng Anh bồi. Học bao nhiêu dạy bấy nhiêu. Có người hỏi với kho kiến thức phong phú học được từ sách ông có thể đã có được một công việc khác an nhàn hơn, sao ông không chọn? Nguyễn Trí cười: “Tôi tham lam lắm. Cái tôi muốn là trở thành tỷ phú. Làm sao có thể ngồi yên khi bạn bè đi đào vàng, đi tìm trầm mỗi lần trúng về cả trăm triệu ngồi đếm tiền trước mặt? Đào vàng - cái nghề cực nhọc nguy hiểm khôn lường nhưng cũng đầy ma lực quyến rũ. Tôi đã từng ôm 11 cây vàng về nhà đó chứ, nhưng rồi lại không muốn kiếp làm thuê, tôi vét hết tiền hùn vốn đào hầm khai thác vàng. Chưa được gì thì bị truy quét mất hết của cải, đến cả tiền xe về nhà cũng phải đi xin…”, Nguyễn Trí kể.

Ông bảo cuộc sống đó là do ông lựa chọn, mất mát cay đắng không hối tiếc. Bởi tất cả những thăng trầm khổ ải đó mới tạo nên cuộc đời ông, mới là một Nguyễn Trí bây giờ - đã được thong dong đắm mình vào thế giới chữ nghĩa mà ông vẫn hằng mơ ước.

http://phunuonline.com.vn/giai-tri/nghe-si-cua-thang/nha-van-nguyen-tri-ke-di-gom-bao-nhat-bi-ai/a134475.html

Theo Tiểu Quyên/Báo Phụ nữ TP.HCM

Bạn có thể quan tâm