Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Nhà văn của những người cùng khổ

Với ông, văn chương phải đứng về phía những người lao động bình thường, đầy rủi ro, bất hạnh, những con người “nhỏ bé, dưới đáy xã hội”.

Nha van Nguyen Hong anh 1

Câu 1: "Nhà văn của những người cùng khổ" là biệt danh của…?

  • Nguyên Hồng
  • Nguyễn Tuân
  • Nam Cao
  • Nguyễn Công Hoan

Nguyên Hồng là một trong những nhà văn nổi bật của nền văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám (1945). Suốt đời ông chỉ kiên trì với quan niệm văn chương là phải đứng về phía những người lao động bình thường, rủi ro, bất hạnh, văn giới thường gọi là những con người “nhỏ bé, dưới đáy xã hội”. Ông cho rằng văn chương chỉ có thể đạt đến những giá trị tư tưởng và thẩm mỹ khi vươn tới tầm cao và chiều sâu của những tư tưởng nhân văn nằm ở đại bộ phận quần chúng nhân dân lao động nghèo khổ. Sinh thời, ông được mệnh danh là “nhà văn của những người cùng khổ” hay “bạn đời của của những người cần lao”. Ảnh: Hội Nhà văn.

Nha van Nguyen Hong anh 2

Câu 2: Ông quê ở tỉnh nào hiện nay?

  • Hà Nam
  • Nam Định
  • Thái Bình
  • Hải Dương

Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng (1918-1982), sinh ra tại Nam Định trong một gia đình nghèo, mồ côi cha từ nhỏ, theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm thợ nghèo. Hơn 20 năm cuối đời ông đã về ở xóm Cầu Đen, xã Quang Tiến, Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Báo ANTG.

Nha van Nguyen Hong anh 3

Câu 3: Tác phẩm đầu tay của nhà văn Nguyên Hồng?

  • Bỉ vỏ
  • Linh hồn
  • Sóng gầm
  • Cửa biển

Nguyên Hồng sáng tác văn học khá sớm, năm 18 tuổi (1936), ông chính thức viết văn với truyện ngắn đầu tay có tên Linh hồn đăng trên Tiểu thuyết thứ Bảy. Tuy vậy, phải năm, 1937, ông mới thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết Bỉ vỏ. Ảnh: Hội Nhà văn.

Nha van Nguyen Hong anh 4

Câu 4: Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông?

  • Hơi thở tàn
  • Đàn chim non
  • Quán nải
  • Núi rừng Yên Thế

Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của nhà văn Nguyên Hồng là Núi rừng Yên Thế được viết ở Tân Yên, Bắc Giang, trước khi ông qua đời năm 1982 tại nhà riêng. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật. Ảnh: NXB Kim Đồng.

Nha van Nguyen Hong anh 5

Câu 5: Ngoài tiểu thuyết, Nguyên Hồng từng sáng tác ở thể loại nào?

  • Hồi kỳ
  • Truyện vừa
  • Truyện thiếu nhi
  • Cả 3 nhận định trên

Nguyên Hồng đã để lại cho hậu thế một gia tài văn chương đồ sộ gồm nhiều thể loại khác nhau như: Tiểu thuyết, hồi ký, truyện ngắn, truyện vừa, tạp văn, truyện thiếu nhi, thơ,... trong đó có những tác phẩm nổi tiếng như: Bỉ vỏ (1938), Những ngày thơ ấu (1940); Bộ tiểu thuyết Cửa biển bốn tập gồm: Sóng gầm (1961); Cơn bão đã đến (1963); Thời kỳ đen tối (1973); Khi đứa con ra đời (1976). Ảnh: Hội Nhà văn.

Nha van Nguyen Hong anh 6

Câu 6. Hồi ký nào của ông được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học phổ thông?

  • Một tuổi thơ văn
  • Những ngày thơ ấu
  • Những nhân vật ấy đã sống với tôi
  • Cả 3 đáp án trên

Những ngày thơ ấu là một tập hồi ký viết về tuổi thơ đầy cay đắng và khắc nghiệt của chính tác giả. Hồi ký được đăng báo năm 1938, xuất bản thành sách vào năm 1940. Tác phẩm gồm 9 chương với tên gọi: Tiếng kèn, chúa thương xót tôi, trụy lạc, trong lòng mẹ, đêm Noel, trong đêm đông, đồng xu cái, sa ngã, một bước ngắn. Chương thứ 4 Trong lòng mẹ đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8. Ảnh: NXB Văn học.

Nhà văn nào sưu tầm truyện 'Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn'?

"Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng trên thế giới. Tác phẩm này đã được dịch ra khoảng 20 thứ tiếng.

Hà Sơn

Bạn có thể quan tâm