Cánh cửa phòng họp của Nhà Trắng, nơi có văn phòng dành cho phóng viên, cũng bị khóa và các nhân viên Cơ quan Mật vụ Mỹ không cho bất cứ ai rời khỏi khu vực Nhà Trắng, theo CNN.
Ở lối vào dành cho báo chí, có nhiều nhân viên của các kênh truyền thông nhưng họ đã bị giải tán và đưa trở vào phòng họp báo của Nhà Trắng.
Sau đó không lâu, Cơ quan Mật vụ Mỹ đã mở lại lối ra vào khuôn viên Nhà Trắng cho cả nhân viên và báo giới. CNN đã liên hệ với Cơ quan Mật vụ Mỹ để yêu cầu bình luận về vụ việc.
Người biểu tình ở Washington D.C. xuống đường hôm 29/5 để thể hiện sự phẫn nộ trước cái chết của Floyd. Ảnh: AP. |
Tính tới ngày 29/5, làn sóng biểu tình phản đối vụ người đàn ông da đen bị sĩ quan cảnh sát đè chết đã lan rộng ra khắp nước Mỹ.
Tại thủ đô Washington D.C., đám đông hàng trăm người đã đổ xuống đường và tạo ra khung cảnh hỗn loạn khi cảnh sát cố hộ tống một người đàn ông khỏi cuộc biểu tình.
Đám đông nổi cơn thịnh nộ và hô vang "không có công lý thì không có hòa bình" và "mạng sống của người da đen cũng có ý nghĩa".
Đưa tin từ hiện trường cuộc biểu tình, phóng viên Brian Todd của CNN cho biết: "Chúng tôi không biết chính xác điều gì khiến mọi người tụ tập ở đây. Đám đông tỏ ra rất gay gắt".
Tính đến ngày 29/5, cuộc biểu tình về vụ việc người đàn ông da đen bị đè chết đã kéo dài liên tiếp 3 ngày tại thành phố Minneapolis và bắt đầu lan rộng khắp nước Mỹ.
Người biểu tình thể hiện sự phẫn nộ trước vụ viên cảnh sát Derek Chauvin ghì đầu gối lên cổ của ông George Floyd hôm 25/5 trước khi người đàn ông da đen 46 tuổi này tử vong tại bệnh viện.
Video cho thấy Chauvin đè đầu gối lên cổ Floyd trong hơn 8 phút, và nạn nhân đã cầu xin “đừng, đừng, tôi không thở được”, trước khi tử vong.
Thị trưởng Minneapolis đã sa thải cả 4 sĩ quan có mặt tại hiện trường khi Floyd liên tục kêu lên rằng anh không thở được. Hôm 29/5, Chauvin bị bắt giữ và bị buộc tội giết người.