Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà mạng 'móc túi': Trách nhiệm cơ quan quản lý thế nào?

"Nếu nhà mạng không thực hiện đúng thỏa thuận thì người tiêu dùng có quyền khiếu nại, thậm chí khởi kiện ra tòa".

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đỗ Đình Rô, Trưởng phòng Thanh tra viễn thông, công nghệ thông tin (Thanh tra Bộ Thông tin - truyền thông), cho biết: Về nguyên tắc, người tiêu dùng dùng dịch vụ gì thì đăng ký với nhà mạng và có sự thỏa thuận với nhau. Nếu nhà mạng không thực hiện đúng thỏa thuận thì người tiêu dùng có quyền khiếu nại, thậm chí khởi kiện ra tòa.

Tất cả những hành vi vi phạm về lĩnh vực viễn thông liên quan đến điều kiện cung cấp dịch vụ, chất lượng dịch vụ, giá cước dịch vụ, thực hiện các chương trình khuyến mãi, nội dung các dịch vụ cung cấp... đều bị xử phạt vi phạm hành chính.

Khi có phản ảnh của người tiêu dùng, chúng tôi chuyển đơn đến các nhà cung cấp dịch vụ để họ xác minh cụ thể, xem người dân có dùng không. Vì có thể chủ thuê bao không dùng, nhưng người thân trong gia đình dùng.

Từ nhiều năm nay, khách hàng vẫn thường xuyên bị nhắn tin quảng cáo, trong số đó có không ít khách hàng bị nhà mạng âm thầm trừ tiền cho những dịch vụ mà họ không hề đăng ký.

Từ nhiều năm nay, khách hàng vẫn thường xuyên bị nhắn tin quảng cáo, trong số đó có không ít khách hàng bị nhà mạng âm thầm trừ tiền cho những dịch vụ mà họ không hề đăng ký.

Hay có trường hợp người dân mua sim đã đăng ký thông tin trước, và họ không biết sim đó đăng ký tên ai, đã đăng ký dịch vụ gì.

- Thưa ông, ngay cả những sim mới, chưa đăng ký nhưng nhà mạng đã kích hoạt sẵn một số dịch vụ, nếu người dùng không biết sẽ bị trừ tiền oan?

- Doanh nghiệp di động chỉ có thể cung cấp dịch vụ người tiêu dùng yêu cầu. Nếu cung cấp miễn phí thì khác, còn cung cấp thu tiền thì nguyên tắc là người dùng yêu cầu mới được cung cấp.

- Rất nhiều thuê bao phản ảnh tình trạng nhà mạng tự ý cài đặt dịch vụ rồi âm thầm trừ tiền của họ. Cơ quan quản lý xử lý thế nào đối với những nhà mạng này?

- Thông tin anh vừa cung cấp mới chỉ định tính, tức là có hiện tượng như vậy nên tôi không thể trả lời việc đấy như thế nào. Việc nhà mạng mời chào dùng thử dịch vụ trong vòng một tuần tôi cũng nhận được, nhưng nếu mình không dùng thì trong tin quảng cáo họ cũng hướng dẫn cách từ chối dịch vụ.

Còn nếu nhà mạng tự kích hoạt dịch vụ rồi trừ tiền của người tiêu dùng thì đó là vi phạm pháp luật.

- Thực tế đã có hiện tượng nhà mạng tự kích hoạt dịch vụ rồi thu tiền của thuê bao. Thanh tra Bộ Thông tin - truyền thông đã bao giờ xử lý chưa?

- Vì anh hỏi đột xuất nên tôi chưa thể trả lời được ngay. Chúng tôi phải thống kê lại kết quả thanh tra trong thời gian vừa rồi. Cũng có thể đã có nhưng tôi không nhớ hết.

Còn nếu báo có đầy đủ chứng cứ về việc doanh nghiệp di động đã kích hoạt dịch vụ để thu tiền của người sử dụng mà không được sự đồng ý của họ, thì đề nghị báo cung cấp thông tin, chứng cứ cho chúng tôi. Đấy là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiến hành thanh tra, xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này.

Ông Đỗ Đình Rô.

Ông Đỗ Đình Rô.

- Thưa ông, tình trạng này không mới và đã được báo chí phản ánh nhiều lần rồi. Đó là cơ sở để kiểm tra, xử lý các nhà mạng được chứ?

- Đấy là những bài báo, chứ còn thông tin cụ thể một báo nào đó chuyển về thanh tra bộ thông tin doanh nghiệp nọ, doanh nghiệp kia chủ động kích hoạt dịch vụ của thuê bao nào, kích hoạt lúc nào, kích hoạt dịch vụ gì, thu bao nhiêu tiền thì chưa bao giờ chúng 
tôi nhận được.

- Phản ứng đầu tiên của các nạn nhân khi bị trừ cước một cách vô lý là khiếu nại với chính nhà mạng, và luôn nhận được những câu trả lời không thỏa đáng. Vậy tại sao thanh tra bộ không chủ động đi thanh tra, kiểm tra khi có những thông tin như vậy?

- Theo quy định của Luật thanh tra và Luật xử lý vi phạm hành chính, việc thanh tra phải theo kế hoạch, hoặc trong trường hợp phát hiện ra hành vi vi phạm thì có thể thanh tra đột xuất và xử lý vi phạm hành chính. Thanh tra đột xuất thì phải có đầy đủ chứng cứ vi phạm.

Ví dụ báo chí phát hiện doanh nghiệp A, doanh nghiệp B có hành vi vi phạm và chuyển sang thì chúng tôi sẽ xem xét. Nếu sai phạm rõ rồi, đầy đủ chứng cứ rồi thì chúng tôi sẽ mời doanh nghiệp lên xử lý ngay.

Trường hợp có thông tin tương đối rõ nhưng chưa đủ sở cứ pháp lý thì chúng tôi sẽ xem xét kiến nghị tổ chức thanh tra đột xuất.

- Hiện nay cơ quan quản lý Nhà nước giám sát việc tính cước như thế nào để đảm bảo người tiêu dùng không bị trừ cước oan?

- Trách nhiệm của doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ là phải công khai giá cước để khách hàng nắm được trước khi quyết định sử dụng dịch vụ. Trong hoạt động thanh tra, chúng tôi cũng thực hiện thanh tra việc công khai niêm yết giá cước.

Hệ thống ghi cước của doanh nghiệp di động cũng phải thực hiện theo quy định, quy chuẩn về độ chính xác ghi cước. Cục Viễn thông (Bộ Thông tin - Truyền thông) có hệ thống thiết bị đo độ 
chính xác trong ghi cước.

Ngoài ra, người tiêu dùng khi thấy có sự bất hợp lý về cước thì nên kịp thời phản ảnh với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoặc với thanh tra Bộ Thông tin - Truyền thông hay hội bảo vệ người tiêu dùng ở địa phương.

Tự kiểm tra các dịch vụ, gói cước 3G

Bạn đọc có thể “tự cứu” bằng cách tự kiểm tra các dịch vụ, gói cước 3G như sau:

Đối với mạng MobiFone: gõ TK DATA gửi đến 999 (cước phí 200 đồng/tin nhắn). Nội dung trả về sẽ thông báo bạn đang sử dụng gói cước nào, dung lượng sử dụng còn bao nhiêu MB và hạn sử dụng. Ngoài ra, để kiểm tra miễn phí, bạn có thể đăng nhập vào tài khoản của mình tại website mobifone.com.vn.

Đối với mạng Viettel: soạn cú pháp tin nhắn Tra Cuoc gửi 191 (tra cứu lưu lượng 3G các gói MI10, MI30 và MI50 - giới hạn dung lượng miễn phí). Đối với gói cước MiMax, MID1, Dmax và Dmax 200, soạn tin nhắn KTTK gửi 191. Phí tin nhắn SMS gửi đến 191 là 100 đồng/tin nhắn.

Với các gói MI10, MI30, và MI50 (giới hạn dung lượng miễn phí) trả trước, bạn đọc vào phần gọi điện thoại, gõ mã sau để gọi: *102#

Đối với mạng Vinaphone: tra cứu lưu lượng 3G Vinaphone, soạn cú pháp tin nhắn DATA gửi 888, miễn phí tin nhắn.

Bạn đọc có thể gọi đến tổng đài của nhà mạng để kiểm tra trực tiếp theo số thuê bao của mình: Vinaphone (18001091 - miễn phí cho thuê bao Vinaphone và VNPT), MobiFone (18001090 - miễn phí) và Viettel (19008198 - 200 đồng/phút cho thuê bao Viettel và 1.000 đồng/phút thuê bao ngoài mạng).

Người dùng điện thoại thông minh (smartphone) có thể tận dụng chức năng quản lý lưu lượng mạng để theo dõi lưu lượng mạng 3G đang sử dụng.

Trên smartphone dùng Android, vào phần Thiết lập (Settings) - Dữ liệu mạng di động (Mobile Data) để theo dõi. Tại đây, Android hiển thị rõ những ứng dụng nào đã sử dụng bao nhiêu MB dữ liệu. Ví dụ, Facebook mỗi ngày “ngốn” bao nhiêu MB trong gói cước 3G tháng của bạn.

Trên iPhone, tương tự vào phần Thiết lập (Settings) > Cellular. Tại đây, bạn có thể theo dõi lưu lượng dữ liệu các ứng dụng đã dùng. Bạn có thể cho phép hoặc ngừng việc sử dụng dữ liệu của từng ứng dụng.

Cuối cùng, bạn đọc có thể theo dõi sử dụng lưu lượng mạng 3G trên điện thoại của mình bằng ứng dụng di động (app).

Hai ứng dụng sau đều cung cấp nhiều tính năng theo dõi trực quan, theo thời gian thực, hỗ trợ cả Android lẫn iPhone (iOS) và miễn phí, gồm: Onavo Count | Data Usage (https://goo.gl/RLesY - Android), Onavo Extend (https://goo.gl/OiSQF - iPhone/iPad) và My Data Manager (https://goo.gl/J31M7T - iPhone/iPad và https://goo.gl/FFQt7 Android).


Lừa trúng thưởng qua kênh truyền hình mua sắm

Trần Quang Hải, ở Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội nhận được cuộc điện thoại của người đàn ông. Người này tự xưng là Thiên Sơn, PGĐ Công ty Cổ phần mua sắm thương mại TV Home Shopping.

http://nhipsongso.tuoitre.vn/tin/20150703/trach-nhiem-cua-co-quan-quan-ly-nha-nuoc-the-nao/771150.html

Theo Tuấn Thành/Tuổi Trẻ

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm