Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà khoa học sợ ánh sáng, nôn ra máu vì rắn cắn

Rắn độc cắn một nhà sinh học khi anh khảo sát khu bảo tồn ở Sri Lanka. Sau đó anh rơi vào trạng thái sợ ánh sáng, nôn ra máu và cảm giác chếnh choáng tăng dần.

 

1
Con rắn nước ở Sri Lanka cắn nhà sinh học hồi tháng 1. Ảnh: Livescience

Sự cố xảy ra hồi tháng 1 năm nay tại khu bảo tồn ở Sri Lanka. Nhà sinh học đang khảo sát thực địa thì con rắn có chiều dài 39,7 cm cắn tay ông. Hành động của con rắn kéo dài 20 giây. Nghĩ rằng vết cắn sẽ không nguy hiểm nên nhà sinh học nhờ đồng nghiệp chụp ảnh. Một lát sau, khi cảm thấy đau, anh mới nhẹ nhàng đẩy con vật ra khỏi tay.

“Anh ấy rất tin rằng con rắn không có nọc độc”, bác sĩ điều trị cho nạn nhân tại bệnh viện Đại học Peradeniya ở Sri Lanka kể.

Con vật cắn nhà sinh học là rắn nước. Tiến sĩ Scott Weinstein, một chuyên gia trị rắn cắn tại Bệnh viện Trẻ em và Phụ nữ ở Australia, nói rằng rắn nước không có răng nanh phía trước nên người ta cho rằng chúng không nguy hiểm. Tuy nhiên, nạn nhân đã sai.

Sau đó nhà sinh học cảm thấy nhức đầu. Vết cắn sưng lên và chuyển sang màu tím. Anh sợ ánh sáng nên phải nhắm mắt. Thế rồi người đàn ông 33 tuổi ngất lịm. Anh nôn vài lần và thấy máu ra trong một lần. Cảm giác chếnh choáng cứ tăng dần. 3 giờ sau khi anh con rắn cắn, vết thương bắt đầu chảy máu.

Các bác sĩ đã trị vết thương cho nạn nhân và tình hình trở nên khá hơn. Bốn ngày sau, nhà sinh học ra viện. Anh điều trị thêm 2 tuần theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau đó, sức khỏe của anh trở lại bình thường.

Scott Weinstein nhận định rắn nước Sri Lanka là loài nguy hiểm đối với với con người. Chúng có quan hệ mật thiết tới hai loài rắn nguy hiểm khác: rắn nước cổ đỏ ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và rắn nước hổ ở Nhật, Trung Quốc, Triều Tiên và Hàn Quốc.

Những hóa đơn chữa rắn độc cắn tốn cả trăm nghìn USD

Điều trị rắn độc cắn ở Mỹ vô cùng tốn kém, khi hóa đơn viện phí có thể đến gần nửa triệu USD.

 

Đỗ Quyên

Bạn có thể quan tâm