Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà khoa học hàng đầu châu Âu từ chức vì bất mãn trong vấn đề Covid-19

Ông Mauro Ferrari đã đệ đơn xin từ chức, bày tỏ nỗi thất vọng và sự bất mãn sâu sắc trước phản ứng của châu Âu đối với đại dịch Covid-19.

Nhà khoa học hàng đầu EU đã từ chức do bức xúc với phản ứng yếu kém và sai lầm của khối này trước đại dịch Covid-19, cho biết mình đã bị ngăn tài trợ cho việc điều trị và chế tạo vắc-xin phòng bệnh.

Lý tưởng bị nghiền nát

Ông Mauro Ferrari, Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu châu Âu (ERC), cho biết ông đã “rất thất vọng và bất mãn” trước phản ứng của EU với những gì ông mô tả là “một thảm kịch lớn chưa từng có”.

virus corona anh 1

Ông Mauro Ferrari, Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu châu Âu (ERC). Ảnh: Getty Images.

“Trong thời điểm khẩn cấp, con người và các tổ chức trở lại với bản chất sâu sa nhất và lộ rõ nhân cách thực sự của họ,” Ferrari viết xong tuyên bố từ chức của mình.

Nhà khoa học nghiên cứu hàng đầu này đã nói với tờ Guardian vào tháng 1 rằng niềm đam mê tài trợ cho khoa học đột phá của ông đã được thúc đẩy bởi cái chết của người vợ đầu vì bệnh ung thư. Ông đã giữ chức Chủ tịch ERC ba tháng trong nhiệm kỳ bốn năm trước khi gửi đơn xin từ chức cho Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen, vào hôm 7/4.

Ông Ferrari cho biết trong tuyên bố của mình rằng ông đã tham gia ERC với niềm tin rằng mình có thể giúp cơ quan này phục vụ “nhu cầu của thế giới”. Tuy nhiên, ông nói thêm lý tưởng của ông đã bị nghiền nát bởi một thực tế hoàn toàn khác.

Đầu tháng 3 tại Brussels, ông đề xuất thiết lập một chương trình đặc biệt nhằm chống lại Covid-19 nhưng đã bị cơ quan quản lý của ERC “đồng lòng từ chối”.

Những nỗ lực sau đó để tài trợ cho các nhà khoa học xuất sắc nhất từ các cuộc thảo luận với chính bà Von der Leyen cũng đã “tan nát” dưới tác động của bộ máy quan liêu của Ủy ban châu Âu, ông Ferrari nói.

“Tôi tin rằng [chương trình] này đã được chứng minh bằng số lượng thương vong, đau đớn, những biến đổi về xã hội và tổn hại tới nền kinh tế, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực tới những người kém may mắn nhất, yếu thế nhất trong xã hội trên toàn thế giới,” Ferrari viết. “Tôi nghĩ rằng vào thời điểm như thế này, các nhà khoa học xuất sắc nhất thế giới cần được cung cấp đầy đủ các nguồn lực và cơ hội để tìm ra cách chống lại đại dịch bằng thuốc mới, vắc-xin mới, công cụ chẩn đoán mới, phương pháp động tiếp cận hành vi mới có cơ sở khoa học, để thay thế trực giác ngẫu hứng của các nhà lãnh đạo chính trị.”

Ferrari cho biết đề xuất ban đầu của ông bị từ chối với lý do vai trò của ERC là tài trợ theo hướng “từ dưới lên”, thay vì vào các lĩnh vực mà khoa học nên tập trung nghiên cứu.

“Tôi đã lập luận rằng đây không phải là lúc để các nhà quản lý khoa học lo lắng thái quá về những khác biệt tinh tế giữa nghiên cứu ‘từ dưới lên’ so với ‘từ trên xuống’, hay liệu tất cả các lĩnh vực khoa học sẽ đều được hưởng lợi như nhau từ một sáng kiến ​​rộng rãi về Covid-19,” Ferrari đã viết. “Vì vậy, tôi rõ ràng rất thất vọng, và vô cùng bất mãn vì sự thống nhất từ chối này”.

Ông Ferrari cho biết ông luôn tin rằng “những người giỏi nhất nên cầm thứ vũ khí tốt nhất của họ, và lên tiền tuyến, để đánh bại kẻ thù ghê gớm này”.

ERC là nhà tài trợ chính của EU cho các nhà khoa học đang tìm kiếm những bước đột phá trong tri thức nhân loại.

Kể từ khi thành lập năm 2007, tổ chức này đã giúp bảy nhà nghiên cứu giành Giải Nobel. Ba trong số những người nhận tài trợ của ERC chính là tác giả của những hình ảnh đầu tiên về hố đen, một bước đột phá về khoa học gây xôn xao dư luận trên khắp thế giới vào năm ngoái.

Ông Ferrari cho biết bà Von der Leyen đã “đích thân hỏi ý kiến ​​của tôi về cách đối phó với đại dịch”. Nhưng mối liên hệ của ông với Chủ tịch Ủy ban đã tạo ra “một cơn bão chính trị nội bộ” và kế hoạch của ông bị từ chối, ông nói thêm.

Thất vọng trước phản ứng của châu Âu đối với Covid-19

Ông Ferrari đã viết EU không thực hiện được lý tưởng của ông trong việc đối phó với virus corona, các quốc gia thành viên không ra tay giúp đỡ, viện trợ cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó có Italy, trong thời điểm nguy cấp nhất.

virus corona anh 2

Số trường hợp nhiễm Covid 19 ở châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi cập nhật đến ngày 8/4. Kích thước của hình tròn thể hiện số lượng người mắc bệnh. Ảnh: The Guardian.

Trong một diễn biến mới đây, vào tối 7/4, các bộ trưởng tài chính đã không đạt được thoả thuận về cách thức tái thiết nền kinh tế châu Âu, với các quốc gia giàu có hơn ở phía Bắc cực lực phản đối kế hoạch phát hành các công cụ nợ mới giúp cho việc vay vốn trên thị trường tài chính phía Nam rẻ hơn tương đối so với họ.

Ông Ferrari viết: “Tôi đã vô cùng thất vọng trước phản ứng của châu Âu đối với Covid-19, thiếu vắng sự phối hợp về chính sách chăm sóc sức khỏe giữa các quốc gia thành viên, sự phản đối thường xuyên đối với các sáng kiến ​​hỗ trợ tài chính liên kết, biên giới một chiều đồng loạt đóng cửa, và sự nhỏ lẻ, rời rạc của các sáng kiến ​​khoa học hiệp đồng”.

“Tôi đã mất niềm tin vào hệ thống. Và thời khắc này đòi hỏi những hành động quyết liệt, tập trung và đầy cam kết - một lời kêu gọi tới tất cả những người có khát vọng tạo ra sự khác biệt chống lại thảm kịch tàn khốc này”.

Ca nhiễm tăng trở lại ở Trung Quốc

Số ca bệnh mới được ghi nhận tại Trung Quốc hôm 8/4 tăng đáng kể do các ca bệnh nhập khẩu. Cùng ngày, lệnh phong tỏa Vũ Hán cuối cùng đã được dỡ bỏ.

‘Như Thanos vừa búng tay’ - Vũ Hán dỡ phong tỏa nhưng dì Hùng đâu rồi?

Khi Vũ Hán dỡ bỏ phong toả do dịch bệnh Covid-19, nhiều người nhận ra rằng tuy giờ đây họ được quay về nếp sống bình thường, mọi thứ lại không còn như cũ nữa.

Khánh Linh

Bạn có thể quan tâm