Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam nhận danh hiệu AHLĐ

Ngày 27/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Tuấn Anh cho rằng: Danh hiệu Anh hùng Lao động được Chủ tịch nước trao tặng dịp này thể hiện sự đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những cống hiến nghệ thuật của Nhà hát trong suốt 30 năm xây dựng và phát triển.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gắn danh hiệu Anh hùng Lao động lên lá cờ truyền thống của Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gắn danh hiệu Anh hùng Lao động lên lá cờ truyền thống của Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam.

Khởi đầu từ Đoàn Ca, Múa, Nhạc nhẹ Trung ương với 15 cán bộ nghệ sĩ, đến nay Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam đã trưởng thành với 140 nghệ sĩ, diễn viên, kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn vững vàng. Những năm qua, Nhà hát đã tổ chức nhiều chuyến đi biểu diễn phục vụ đồng bào trên khắp mọi miền đất nước và trở thành một trong những đơn vị nghệ thuật có uy tín, danh tiếng.

Để phát triển vững mạnh, xứng đáng với danh hiệu cao quý vừa nhận được, Nhà hát cần tiếp tục xây dựng tác phẩm, chương trình nghệ thuật mới giàu nội dung, phản ánh chân thực cuộc sống, bản sắc văn hóa, tâm hồn người Việt Nam. Nhà hát cần tuyên truyền giới thiệu rộng rãi hơn nữa các chương trình, tác phẩm nghệ thuật có chất lượng cao đến với nhân dân trong nước, đặc biệt là khán giả trẻ, khán giả nước ngoài.

Từ năm 2009, Nhà hát là đơn vị nghệ thuật công lập đầu tiên thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính. Đến nay, doanh thu hằng năm của Nhà hát đạt trên 40 tỷ đồng, thu nhập của cán bộ, nghệ sĩ đã tăng gấp 3 lần so với thời điểm trước khi thực hiện tự chủ…

Cùng ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thăm và dự lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động của Bệnh viện Hữu Nghị.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho BV Hữu Nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, đây là niềm vinh dự, tự hào lớn đồng thời cũng là sự thôi thúc mạnh mẽ đối với tập thể lãnh đạo, thầy thuốc, cán bộ, nhân viên của BV.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm một bệnh nhân đang điều trị tại BV Hữu Nghị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm một bệnh nhân đang điều trị tại BV Hữu Nghị.

Từ đó có bước phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, giữ vị trí ngày càng quan trọng trong ngành y tế, đóng góp ngày càng ý nghĩa vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cán bộ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá các thế hệ thầy thuốc, cán bộ, nhân viên BV Hữu Nghị đã không ngừng nỗ lực bằng tâm sức, trí tuệ đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp phát triển ngành y tế, nền y học của đất nước, sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Cùng với đó là sự hợp tác, giúp đỡ quý báu của các nước bè bạn, các tổ chức khu vực, quốc tế đối với sự nghiệp phát triển y tế Việt Nam nói chung và quá trình xây dựng, phát triển của BV Hữu Nghị nói riêng.

Là bệnh viện (BV) đa khoa hạng I trực thuộc Bộ Y tế với hơn 800 giường bệnh, 30 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, 3 phòng bảo vệ sức khỏe Trung ương và 10 phòng chức năng, trong 10 năm qua, BV Hữu Nghị đã khám ngoại trú gần 2,5 triệu lượt bệnh nhân, điều trị nội trú gần 150.000 lượt bệnh nhân, phẫu thuật hơn 24.000 ca, thực hiện gần 13 triệu xét nghiệm...

BV Hữu Nghị còn là cơ sở y tế đứng đầu trong hệ thống bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, phục vụ gần một nghìn cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, 10 năm gần đây, các khoa, phòng của BV Hữu Nghị đã thăm khám trên 200.000 lượt cán bộ, tháp tùng gần 1.200 lượt lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đi công tác nước ngoài.

Thời kỳ còn chiến tranh đến khi đất nước được thống nhất, thực hiện đổi mới, BV Hữu Nghị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng những hạn chế, bất cập của ngành y tế đã được nhận diện về nguồn lực; phòng bệnh, chữa bệnh; cơ chế quản lý, quản trị các cơ sở y tế; xây dựng, thực thi các chính sách đầu tư, tài chính, bảo hiểm; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp… cần được tiếp tục phấn đấu khắc phục với tất cả trách nhiệm và tấm lòng của người thầy thuốc, người cán bộ.

'Tỷ lệ gia đình văn hóa thấp là thắng lợi của Đà Nẵng'

"Là địa phương có tỷ lệ gia đình văn hóa thấp nhất nước, nhưng chúng tôi không tô hồng số liệu để lấy thành tích", ông Nguyễn Hữu Chiến, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Đà Nẵng cho biết.


http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Nha-hat-Nghe-thuat-duong-dai-Viet-Nam-nhan-danh-hieu-AHLD/244586.vgp

Theo Tuấn Minh - Đình Nam/TTXVN, Chính Phủ

Bạn có thể quan tâm