Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà giàu Đông Nam Á chạy đua mua máy bay riêng

Dự kiến 5 năm tới số lượng máy bay tư nhân tại châu Á sẽ tăng gấp 4 lần. Trong đó Đông Nam Á sẽ là một trong những khu vực sôi động nhất.

Nhà giàu Đông Nam Á chạy đua mua máy bay riêng

Dự kiến 5 năm tới số lượng máy bay tư nhân tại châu Á sẽ tăng gấp 4 lần. Trong đó Đông Nam Á sẽ là một trong những khu vực sôi động nhất.

Trên đây là nhận định được hãng tin tài chính Bloomberg đưa ra hôm 11/1. Dẫn lời của ông K.K.Yong, phó chủ tịch công ty dịch vụ hàng không Jetsolution International Services Ltd, bài báo cho biết đến năm 2017 người châu Á có thể sẽ sở hữu 20% số máy bay hạng sang của thế giới nhờ kinh tế phát triển tạo ra thêm nhiều triệu phú.

Ngày càng nhiều người châu Á muốn sở hữu máy bay riêng.

Đông Nam Á sẽ tạo ra một làn sóng mới về nhu cầu đối với máy bay tư nhân, giúp các tập đoàn cung cấp máy bay như General Dynamics Corp., Embraer SA hay Textron Inc hưởng lợi. Jetsolution nhận định. Trong đó những thị trường đang tăng trưởng mạnh là Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ nhờ sự bùng nổ các dự án khai mỏ và bất động sản khiến nhu cầu sử dụng máy bay tư nhân để đi lại của các doanh nhân tăng cao.

Số liệu của các công ty quản lý quỹ RBC Wealth Management và Capgemini SA cho thấy trong năm 2011, số người ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sở hữu ít nhất 1 triệu USD tài sản khả dụng đã tăng 1,6% lên 3,37 triệu người.

“Khi trở nên giàu có người ta có xu hướng mua những thứ họ từng ao ước”, Yong khẳng định. “Nhu cầu máy bay cho doanh nhân luôn tỷ lệ thuận với lượng của cải được tạo ra và chủ yếu được thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế trong khu vực”.

Theo thống kê của công ty sản xuất máy bay Bombardier Inc. của Canada, tính đến cuối năm 2011, trên thế giới có khoảng 15.200 máy bay tư nhân trong đó châu Á chiếm 5%. Mỹ và châu Âu chiếm 58%. Giá mỗi chiếc máy bay dao động từ khoảng 17,2 triệu USD cho một chiếc Learjet của Bombardier, tới khoảng 50 triệu USD cho một chiếc Falcon 7X của Dassault Aviation. Trong khi đó những chiếc Airbus hay Boeing có giá hơn 100 triệu USD.

Theo ông Jackie Wu, chủ tịch của Jetsolution, mỗi ngày công ty có trụ sở tại Hong Kong này nhận được từ 3-5 đề nghị của các khách hàng tiềm năng. Với việc Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á có thể vượt Mỹ và châu Âu về sự giàu có trước năm 2030, theo dự báo của ADB, nhu cầu máy bay tư nhân ở khu vực này sẽ còn tăng mạnh.

Trong số 100 tỷ phú hàng đầu thế giới được Bloomberg thống kê, 11 người đến từ châu Á. “Sự giàu có đang dịch chuyển sang châu Á và có rất nhiều tiềm năng, đặc biệt tại Indonesia”, bà Wu nói tiếp. “Chúng tôi vẫn còn ở giai đoạn non trẻ so với các thị trường Mỹ và châu Âu”.

Trong năm 2011, theo Boston Consulting Group, trong khi tài sản của khu vực châu Á – Thái Bình Dương suy giảm, số lương triệu phú tại Singapore vẫn tăng 14% lên 188.000 người. Hiện 17% số gia đình tại quốc đảo này là các triệu phú, cao nhất thế giới.

Vẫn theo Boston Consulting Group, số gia đình sở hữu trên 1 triệu USD tại Trung Quốc năm 2012 có thể đã tăng 17%, lên 1,74 triệu gia đình. Năm trước đó, tốc độ tăng này lên tới 30%.

Theo chuyên gia K.K. Yong, các khách hàng tại Trung Quốc thích mua các máy bay mới hơn, nhanh hơn và thường lựa chọn các thương hiệu như Gulfstream và Bombardier. Trong khi đó các khách hàng Đông Nam Á thích các loại máy bay đã qua sử dụng miễn là vẫn còn tốt và hiệu quả phù hợp với chi phí. Các mẫu máy bay thường được họ thích là của các hãng Cessna, Embraer và Hawker Beechcraft Inc.

Trong khi nhu cầu mua tăng mạnh, các chủ sở hữu máy bay đang gặp một trở ngại khác đó là thiếu các cơ sở hạ tầng, bà Wu cho biết. Các máy bay tư nhân phải cạnh tranh với các hãng hàng không dân dụng để có chỗ đậu hoặc cất/hạ cánh. Họ cũng bị giới hạn về thời gian cất/hạ cánh do các chính phủ thường ưu tiên cho khách du lịch bởi đó là nguồn thu lớn.

Theo Dân Trí
 

Theo Dân Trí
 

Bạn có thể quan tâm