Ngày 9/5, trao đổi với PV VietNamNet, bà Đan Thị Tuyết Nga (SN 1968, ở số nhà 34, phố Ô Chợ Dừa, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) cho biết: “Vào khoảng 6h ngày 27/4, khi ngủ dậy tôi ngửi thấy mùi sơn và hóa chất xộc lên nồng nặc từ khu vực tầng 1.
Khi mở cửa ra, tôi bàng hoàng nhận thấy toàn bộ cửa cuốn của nhà mình đã bị kẻ gian tạt rất nhiều vệt sơn màu đỏ. Cửa nhà vô cớ bị tạt sơn đã khiến cả gia đình tôi hoang mang, lo sợ.
Việc tạt sơn này ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, cuộc sống của gia đình tôi, tạo dư luận xấu và gây mất an ninh trật tự tại địa phương”.
Cửa nhà bà Đan Thị Tuyết Nga bị tạt sơn cùng các hóa chất. |
Theo bà Tuyết Nga, qua quá trình rà soát các mối quan hệ, vợ chồng bà không mâu thuẫn, không vay mượn, nợ nần tiền bạc với ai nên không hiểu sao kẻ gian lại tạt sơn vào nhà như vậy.
Tuy nhiên, bà Tuyết Nga cũng nghi ngờ: "Có thể con tôi có vay mượn của ai đó mà tôi không biết. Nhưng con trai đã lớn và có gia đình riêng, tôi không còn liên quan đến nghĩa vụ tài chính với con trai. Nếu con có nợ thì chủ nợ tìm mà đòi, sao lại mang sơn tạt vào nhà tôi".
Qua tìm hiểu của phóng viên, ngoài nhà bà Tuyết Nga bị tạt sơn, nhà bên cạnh cũng bị ảnh hưởng gây bức xúc trong nhân dân. Người dân khu vực đã có đơn trình báo sự việc tới cơ quan chức năng.
Một lãnh đạo Công an phường Ô Chợ Dừa xác nhận thông tin nêu trên và cho biết: “Sau khi nhận được thông tin tố giác tội phạm, lực lượng chức năng đã khẩn trương vào cuộc xác minh, làm rõ. Cơ quan công an đã tiến hành rà soát cùng gia đình, các nhân chứng, trích xuất camera an ninh, xác định và đang truy bắt đối tượng tạt sơn”.
Theo lãnh đạo Công an phường Ô Chợ Dừa, qua rà soát, xác minh, được biết người con trai của bà Tuyết Nga có nợ nần của ai đó, nên đang mời người này đến cơ quan công an để làm việc.
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.