Ngôi nhà này được thiết kế bởi một Studio địa phương (Kiến trúc Nhà 4) cho một cặp vợ chồng đã về hưu và con trai của họ ở Thái Hòa, Nghệ An, nơi mà lũ lụt hàng năm có thể lên tới 150 centimet.
|
Phần mở rộng phía trên bệ đá rộng 70m2 nằm liền kề nhưng tách khỏi ngôi nhà chính của gia đình. Nó được nâng lên trên mặt đất với thiết kế đủ một phòng khách riêng biệt, hai phòng ngủ, một phòng tắm và một phòng cầu nguyện khi nước dâng cao.
|
Kiến trúc sư Nguyễn Khắc Phước cho biết ngôi nhà hiện tại gia đình đang ở không có gì bảo vệ nên trước đây mỗi khi bị lũ ngập thì gia đình phải sống tạm bên nhà hàng xóm.
|
Ngôi nhà mới này được xây cách mặt đất 150cm thay thế cho ngôi nhà cũ có cùng kích thước của bố mẹ gia chủ.
|
Bên hông ngôi nhà được thiết kế một phần diện tích trống để làm ban công. Ngoài ra còn có một cầu thang bê tông xi măng dẫn đến một sân nhỏ, được dùng làm vùng đệm giữa sân vườn và phòng khách.
|
Tầng hầm có một lỗ cắt qua sàn để vừa cho một cây đâm lên.
|
Bên trong phòng khách có một cửa sổ khá thấp để tránh ánh sáng và sức nóng từ ánh nắng mặt trời, và một hành lang cong dẫn đến phòng tắm và một phòng ngủ.
|
Sàn nhà được thiết kế bằng gỗ màu sắt để làm cho ngôi nhà có cảm giác mát mẻ vào mùa hè và ấm hơn vào mùa đông. Ngoài ra một bức mành tre linh hoạt được treo ở mặt trước vừa đảm bảo sự riêng tư vừa làm bóng mát.
|
Ngôi nhà còn được thiết kế một lối vào riêng phía sau để vào ngôi nhà chính và nhà bếp.
|
Những đặc điểm này khá phổ biến ở Việt Nam để phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở đây.
|
Ngôi nhà được thi công trong vòng ba tháng với chân tường bằng đá, cấu trúc chính bằng bê tông, và các bức tường bên ngoài bằng gạch.
|
Đây là những vật liệu sẵn có và được sử dụng rộng rãi trong khu vực. Nó cũng là lựa chọn tối ưu với ngân sách hạn hẹp, nguyên vật liệu địa phương, và bối cảnh thường xuyên bị lũ lụt. |
Tổng thể ngôi nhà và ngôi nhà chính phía sau trong trạng thái bình thường
.
|
Tổng thể ngôi nhà và ngôi nhà chính phía sau trong trạng thái ngập nước
.
|