Ngay sau khi thông tin nhà báo Lại Văn Sâm nghỉ hưu sau 30 năm làm việc tại Đài Truyền hình Việt Nam được xác nhận, một câu hỏi được đặt ra với nhiều người: Ai sẽ là người đảm nhận cương vị Trưởng ban sản xuất các chương trình giải trí VTV3 thay nhà báo Lại Văn Sâm?
Chia sẻ với Zing.vn, một BTV - nhà báo kỳ cựu của VTV cho biết hiện tại vẫn chưa có quyết định chính thức của lãnh đạo Đài về nhân sự thay thế nhà báo Lại Văn Sâm.
“Nhà báo Tạ Bích Loan là một trong những phương án nhân sự. Ban giám đốc cũng có nhiều lựa chọn nên đang có sự cân nhắc và chưa có quyết định chính thức”, nguồn tin từ VTV nói thêm.
Nhà báo Tạ Bích Loan sinh năm 1968. Chị được biết đến với công việc biên tập và dẫn nhiều chương trình truyền hình như Bảy sắc cầu vồng, Đường lên đỉnh Olympia, Người đương thời, Khởi nghiệp, 60 phút Mở.
Nhà báo Tạ Bích Loan từng có thời gian học tập và nghiên cứu tại Nga trước khi về làm việc tại VTV. Chị có học vị Tiến sĩ báo chí và hiện đang đảm nhận cương vị Trưởng ban thanh thiếu niên VTV6.
Nhà báo Tạ Bích Loan từng được tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là một trong 50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam.
Thời gian gần đây, nhà báo Tạ Bích Loan nhận kiêm nhiệm Trưởng bộ môn Phát thanh và Truyền hình thuộc Khoa Báo chí và Truyền thông, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Chia sẻ về công việc kiêm nhiệm, nhà báo Tạ Bích Loan từng nói: "Nhà trường mời tôi kiêm nhiệm chủ nhiệm bộ môn Phát thanh và Truyền hình trên phương diện định hướng phát triển chuyên môn (giảng dạy và nghiên cứu) để việc đào tạo phù hợp thực tế. Tôi thấy đây là việc cần thiết và nên làm".
Nhà báo Lại Văn Sâm nghỉ hưu, rời VTV3
Nhà báo Lại Văn Sâm nghỉ hưu từ ngày 1/7/2017 sau 30 năm cống hiến và gắn bó với VTV3 thuộc Đài truyền hình Việt Nam.
Nhà báo Tạ Bích Loan nói về vai trò mới tại giảng đường
Nữ nhà báo đã có những chia sẻ về cương vị mới kiêm nhiệm tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Sân khấu thực cảnh 'rối người - người rối' đẹp như cổ tích
“Thuở ấy xứ Đoài” của đạo diễn Việt Tú đã biến mặt nước “vô tri vô giác” trở nên kỳ ảo, sống động và đưa những người nghệ sĩ nông dân về với bản nguyên thơ dại của chính mình.