Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà báo phương Tây trở thành mồi nhử của khủng bố

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo ước tính hơn 80 phóng viên đã rơi vào tay khủng bố tại Syria. Chúng dùng họ làm con tin để đòi tiền chuộc, trao đổi hoặc bán cho các nhóm cực đoan khác.

Nhóm phiến quân nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đang nắm giữ hàng ngàn người Syria và Iraq. Ảnh: AFP
Nhóm phiến quân nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đang nắm giữ nhiều con tin. Ảnh: AFP

Hàng ngàn người đang nằm trong tay IS

Nhóm phiến quân nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hành quyết nhà báo James Foley để gửi thông điệp tới các nước phương Tây. Foley không phải là người phương Tây duy nhất bị IS bắt bởi ngay trong chính đoạn video mà nhóm thánh chiến đăng trên YouTube hôm 19/8 cũng xuất hiện hình ảnh một nhà báo Mỹ khác là Steven Sotloff. Nhóm thánh chiến đã tuyên bố rằng, chúng sẽ tiếp tục hành quyết nhà báo Sotloff nếu chính phủ Mỹ không chấm dứt các hoạt động quân sự tại Iraq.

Theo CNN, hàng ngàn người đang nằm trong tay IS khi nhóm phần tử cực đoan dòng Sunni đang tìm cách xây dựng một nhà nước Hồi giáo trải dài khắp các lãnh thổ ở Trung Đông. Việc IS hành quyết những con tin phương Tây đã tạo ra một cú sốc lớn, vượt ra khỏi khu vực Trung Đông. Hành động của chúng cho thấy sức mạnh của công cụ tuyên truyền mà chúng đang nhắm tới.

Những con tin nằm trong tay IS thường là các nhà báo hoặc các nhân viên cứu trợ. Họ có thể trở thành một công cụ hữu hiệu để các phần tử cực đoan đưa ra các yêu cầu với phương Tây như đòi tiền chuộc hoặc sử dụng các con tin để trao đổi hoặc bán cho các nhóm cực đoan khác.

Nhật ký của nữ nhà báo mắc kẹt giữa chiến trường Syria

"Tất cả có thể biến mất trong tích tắc. Nếu biết trước điều đó, tôi đã không sợ hãi việc yêu thương và dấn thân trong cuộc đời", Francesca Borri tâm sự.

Người ta rất khó xác định rõ số lượng con tin đang nằm trong tay tổ chức khủng bố bởi các chính phủ và gia đình của nạn nhân thường giữ bí mật về vụ bắt cóc. Họ lo ngại việc tiết lộ thông tin sẽ chỉ làm tăng mối nguy hiểm khi những người phụ trách việc đàm phán đang cố gắng thương lượng với những kẻ bắt cóc. Theo một quan chức Mỹ, IS hiện giữ trong tay nhiều công dân nước này, bao gồm nhà báo Sotloff. Tuy nhiên, vị quan chức giấu tên từ chối tiết lộ con số chính xác về những người Mỹ đang nằm trong tay IS.

Nhiều nhà báo mất tích tại chiến trường Trung Đông

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) ước tính khoảng 20 phóng viên đang mất tích tại Syria. Nhiều người trong số họ đang chịu sự kiểm soát của IS. Austin Tice, một phóng viên tự do, cộng tác với tờ Washington Post, đã mất tích tại Syria hồi tháng 8/2012. Kể từ đó, Tice “bặt vô âm tín”.

Theo CPJ, nhóm khủng bố đã bắt cóc hơn 80 nhà báo tại Syria. Chúng đã trả tự do cho nhiều người, nhưng cũng giết không ít nhà báo khác, gồm vụ việc gần đây nhất liên quan tới nhà báo Foley. Richard Byrne, phát ngôn viên của tờ Global Post, tiết lộ rằng, nhóm thánh chiến đã yêu cầu một khoản tiền chuộc khoảng 132 triệu USD để đổi lại sự tự do cho Foley.

Tên khủng bố trùm đồ đen kín người khi hành quyết nhà báo James Foley. Ảnh: YouTube
Tên khủng bố trùm đồ đen kín người khi hành quyết nhà báo James Foley. Ảnh: YouTube
Hai nhà báo Tây Ban Nha từng bị giam giữ tại Syria trong vòng 6 tháng là phóng viên Javier Espinosa của tờ El Mundo và phóng viên ảnh tự do Ricardo Garcia Vilanova đã được trả tự do hồi tháng 3. Vào thời điểm đó, tờ El Mundo cho hay những kẻ bắt giữ các nhà báo là thành viên của một tổ chức có mối liên hệ với IS.

Theo Bộ Ngoại giao Đan Mạch, tổ chức khủng bố đã bắt giữ phóng viên ảnh của Daniel Rye Ottosen tại Syria từ tháng 5/2013. Chúng mới phóng thích anh hồi tháng 6 năm nay.

Giải cứu con tin
Lực lượng tinh nhuệ của Mỹ hiện diện tại Iraq. Ảnh: CBSNews
Lực lượng tinh nhuệ của Mỹ hiện diện tại Iraq. Ảnh: CBSNews

Mỹ từng thực hiện thành công nhiều phi vụ giải cứu con tin. Năm 2012, lực lượng đặc nhiệm nổi tiếng SEAL đã giải thoát nhân viên cứu trợ Jessica Buchanan và đồng nghiệp người Đan Mạch của cô là Poul Thisted sau 3 tháng bị giam giữ tại Somali. Tổ chức khủng bố đã bắt cóc các nhân viên cứu trợ khi họ đang đang làm việc cho Hội đồng Người tị nạn Đan Mạch.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp không ghi nhận kết quả như mong muốn. Linda Norgrove, một nhân viên cứu trợ người Anh, đã thiệt mạng sau khi một quả lựu đạn của đặc nhiệm SEAL vô tình rơi trúng người anh trong trong nỗ lực giải cứu Norgrove tại Afghanistan hồi năm 2010.

Trong khi các cuộc đàm phán về quá trình phóng thích con tin vẫn tiếp tục, người ta thường biết rất ít thông tin về cảnh ngộ của họ. Các chi tiết chỉ dần hé lộ sau vụ hành quyết nhà báo Foley, người mất tích sau chuyến tác nghiệp tại miền bắc Syria hồi năm 2012.

Một người bị bắt cùng nhà báo 40 tuổi cho hay Foley, anh và một nhà báo khác đã bị giam giữ từ tháng 3 tới tháng 8/2013 tại một nhà tù tại Aleppo, Syria. Những kẻ giam giữ họ là Nusra Front, một nhóm phiến quân Syria có mối liên hệ với tổ chức khủng bố Al Qaeda.

Tại thời điểm đó, gần 100 người, gồm nhiều nhà báo châu Âu cũng trở thành tù nhân của những kẻ Hồi giáo cực đoan. Chúng đã chuyển Foley và nhà báo giấu tên tới trại đào tạo IS. Họ đã chịu nhiều trận tra tấn tại đây.

 

Vì sao chiến dịch giải cứu James Foley của Mỹ thất bại?

Việc tình báo Mỹ biết rất ít về các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) là một trong những lý do khiến biệt kích Mỹ đáp nhầm chỗ trong chiến dịch giải cứu James Foley hồi tháng 7.

Những nghi can vụ hành quyết nhà báo James Foley

Ba kẻ cuồng tín người Anh là những nghi can chính trong vụ hành quyết nhà báo James Foley, nhưng danh tính thực sự của chúng vẫn còn bí ẩn.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm