Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguyệt thực, sao chổi, trăng tuyết cùng xuất hiện cuối tuần

Người dân toàn thế giới có thể quan sát được cùng lúc 3 hiện tượng thiên văn gồm nguyệt thực, sao chổi và trăng tuyết vào cuối tuần này.

Theo Daily Mail, các hiện tượng trên sẽ diễn ra vào khoảng từ rạng sáng, khoảng 4h30 ngày 11/2 theo giờ Việt Nam.

trang tuyet vao cuoi tuan anh 1
Nguyệt thực đêm trăng tròn tháng 2 sẽ kéo dài khoảng 4 tiếng. Ảnh: PA.

Hiện tượng nguyệt thực một nửa sẽ xảy ra trước tiên vào đêm trăng tuyết trong khoảng 4 tiếng và có thể quan sát được từ nhiều châu lục trên thế giới, bao gồm châu Âu, châu Á, châu Phi và phần lớn châu Mỹ.

"Trăng tuyết" là tên gọi khác của đêm trăng tròn tháng 2, thời điểm tuyết rơi nhiều nhất ở Mỹ.

Vài tiếng sau đó, sao chổi năm mới 45P sẽ di chuyển sát trái đất nhất kể từ năm 2011.

trang tuyet vao cuoi tuan anh 2
Sao chổi 45P. Ảnh: NASA

Sao chổi này được phát hiện lần đầu vào năm 1948. Nó xuất hiện cứ mỗi 5,5 năm và có thể quan sát được từ trái đất trong khoảng tháng 12 đến qua năm mới. Người ta có thể trông thấy nó với phần ánh sáng màu xanh và đuôi như hình quạt.

Nếu bỏ lỡ dịp quan sát sao chổi 45P lần này, nó sẽ chỉ trở lại vào năm 2022.

3 thiên thạch suýt va vào Trái đất trước thềm năm mới

Thiên thạch to cỡ con cá voi cách Trái đất chỉ hơn 26.000 km và cả 3 thiên thể đều chỉ được phát hiện không lâu trước khi tiến đến điểm gần Trái đất nhất.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm