Nguyễn Thị Nga xuất hiện như một làn gió mới cho bóng bàn Việt Nam, vốn đã sống dưới cái bóng của nhà vô địch Mỹ Trang suốt hơn một thập kỷ. Nhưng với cô gái 23 tuổi này, đường tới thành công vẫn còn rất dài.
Nguyễn Thị Nga sinh năm 1994 tại Hưng Hóa, Thái Bình. Gia đình cô có 2 anh em, bố mẹ đều làm nghề nông. Nga bắt đầu chơi bóng bàn từ khi lên 10. Đến năm 13 tuổi, cô chính thức gia nhập đội Hà Nội và theo đuổi nghiệp bóng bàn chuyên nghiệp.
Nga từng giành chức vô địch đơn nữ trẻ quốc gia 2011, HCĐ bóng bàn Đông Nam Á, vô địch giải các tay vợt mạnh toàn quốc 2016 và HCV SEA Games 2015. Song song với công việc VĐV, Nga cũng đang theo học hệ tại chức của Đại học thể dục thể thao Từ Sơn.
N
ếu có một khoảng không gian để nói về những kỳ tích, có lẽ không nơi đâu thích hợp hơn sàn đấu thể thao. Và SEA Games 2015 là một kỷ niệm đẹp của bóng bàn Việt Nam, nơi chúng ta có thể tự hào miêu tả thành tích bằng những từ ngữ hoa mỹ.
Sau một thời gian dài, đội tuyển mới có những tấm huy chương đơn nữ đầu tiên. Hai người giành huy chương năm ấy là Mỹ Trang và Nguyễn Thị Nga. Nếu chiến tích của Mỹ Trang là thành quả tất yếu sau một quá trình thi đấu đỉnh cao kéo dài, thì thành tích của Nguyễn Thị Nga lại gây bất ngờ cho tất cả.
Tay vợt người Thái Bình đã chiến thắng các đàn chị ở vòng tuyển chọn để trở thành đại diện thứ 2 của bóng bàn nữ Việt Nam ở nội dung đánh đơn (Mỹ Trang miễn đánh vòng tuyển chọn). Cô gái 21 tuổi tiếp tục gây bất ngờ lớn trong lần đầu dự SEA Games khi giành HCĐ trong một nội dung có nhiều VĐV mạnh của Singapore và Thái Lan.
Ở trận chung kết giải Cây vợt xuất sắc toàn quốc 2016, Nguyễn Thị Nga đã đánh bại Mỹ Trang để lên ngôi vô địch. Thực tế vài năm trở lại đây, Nguyễn Thị Nga và Mỹ Trang đã liên tiếp gặp nhau trong các trận chung kết quốc gia. Tay vợt trẻ sinh năm 1994 đã gây được rất nhiều khó khăn cho người đàn chị.
Tại SEA Games 2017 này, Nguyễn Thị Nga tiếp tục là 1 trong 2 tay vợt đơn nữ của Việt Nam bên cạnh Mỹ Trang. Sự nổi lên của Nguyễn Thị Nga cũng đồng thời mang tới nhiều hy vọng cho bóng bàn Việt Nam.
So với Trang, Nga ít kinh nghiệm đỉnh cao, tâm lý và đẳng cấp chưa thể bì bằng đàn chị. Nhưng bù lại, cô có kỹ thuật hiện đại, sức trẻ và vẫn còn nhiều tiềm năng.
Vượt qua tượng đài lớn của làng bóng bàn, chiến tích của Nga đã thổi bùng lên cảm hứng cho hàng loạt tuyển thủ trẻ. Cô tự nhận định, Trang là người xuất sắc vì khả năng ứng biến khi thi đấu. Thoát khỏi cái bóng của đàn chị là khát khao mà Nga phải đánh đổi bằng tất cả những nỗ lực và khổ luyện.
Bản thân cô gái 23 tuổi cũng không giấu giếm mục tiêu của mình: “Tiến lên nắm giữ vị trí số 1 là điều mà em mong muốn. Em không đoán trước được tương lai mình sẽ tiến đi bao xa, nhưng điều quan trọng nhất là mình phải cố gắng, mỗi ngày đều không ngừng nỗ lực”.
T
uổi 12, dù chỉ ở thời điểm mới bắt đầu hình thành ý thức cá nhân, nhưng Nga đã ngộ ra được niềm đam mê lớn nhất của đời mình và không lỡ cơ hội nắm bắt nó. Từ thời tiểu học, cô đã bộc lộ sở thích đặc biệt với bóng bàn và liên tiếp giật được các giải thưởng lớn nhỏ ở tỉnh. Đến ngày 8/1/2007, cô gái có một chuyến đi mang tính quyết định của cuộc đời - đến Trung Quốc để tập huấn.
Đến nay, đã 11 năm tròn nữ tuyển thủ sống xa gia đình. Và ký ức của ngày đầu tiên ấy vẫn rất đậm sâu: “Em đã nhận lời bay sang Trung Quốc với vị HLV chỉ gặp mặt đúng một lần. Đi biệt 5 ngày mà không biết cách liên lạc, cả nhà cứ tưởng em đã bị bắt cóc. Cứ thế, 11 năm trôi qua. Nghĩ lại, em cũng tự thấy mình khá lỳ nhưng vô cùng biết ơn ngày xưa kiên cường ấy”.
Đứng cạnh Nga, dường như chúng ta cũng bị lan truyền niềm đam mê với bóng bàn. Khi nhắc về giây phút hạnh phúc nhất từng trải qua, đôi mắt cô gái sinh năm 1994 trở nên lấp lánh.
“Em nhớ nhất kỳ SEA Games 2 năm trước - thời điểm mà em đã thực sự vượt qua chính mình. Từng khoảnh khắc, từng phát bóng trong trận ấy, em đều không quên được. Khi bóng bàn bay lên, ý chí của em gào thét rất mạnh mẽ, rằng mình phải chiến thắng, phải giành được quả bóng này”, cô nói.
Đó là trận vòng bảng SEA Games 28, cô gặp tay vợt số 101 thế giới Li Si Yun. So vợt với đối thủ Singapore trong nhà thi đấu có hàng nghìn người hâm mộ chủ nhà nhưng Nga vẫn vững vàng vượt qua áp lực.
SEA Games 29 - mùa giải đầy khó khăn của bóng bàn Việt Nam
Hai tấm HCV ở Singapore năm 2015 là thành tích tốt nhất của bóng bàn Việt Nam sau nhiều năm qua. Nó cũng tạo áp lực cực lớn cho Mỹ Trang và Nguyễn Thị Nga trong lần trở lại này.
Trên bảng xếp hạng thế giới, Nga và Trang nằm rất xa nhóm các tay vợt hàng đầu Đông Nam Á. Hai đối thủ chính của họ là Suthasini Sawettabut (Thái Lan, hạng 55 thế giới) và Feng Tianwei (Singapore, hạng 4 thế giới).
Sẽ rất khó cho 2 tay vợt Việt Nam mơ tới chiến thắng chung cuộc. Họ chỉ có thể hy vọng bảo vệ tấm HCĐ nhờ lợi thế bốc thăm tại SEA Games.
T
rước thềm SEA Games, khi tìm đến sàn tập của đội tuyển bóng bàn, ta nhìn thấy một Nguyễn Thị Nga chinh phục người đối diện bằng ánh mắt trong sáng, nụ cười rạng rỡ và sự nghiêm túc khi cầm vợt. Bên cạnh tố chất chăm chỉ, Nga còn khiến mọi người cảm phục nhờ sự tiến bộ và khả năng tự nhìn nhận điểm mạnh, yếu của bản thân.
Để chuẩn bị cho giải đấu quan trọng trong khu vực, Nga chia sẻ: “Em cần phải phát huy điểm mạnh trong kỹ thuật hiện đại và khả năng đánh đều 2 bên. Bên cạnh đó, muốn đạt được thành tích cao, không chỉ riêng em mà mỗi vận động viên đều cần khắc phục yếu tố tâm lý, chiến thuật linh hoạt và kỹ năng thực chiến”.
Thành tích tại các kỳ SEA Games trước không khiến tay vợt hạng 2 của đội tuyển Việt Nam áp lực. Cô tỏ ra khá thoải mái: “Chắn chắn khán giả sẽ khắt khe hơn với mình, nhưng đây cũng chính là động lực để em tiến xa hơn. Em biết vị trí hiện giờ đã có gì đâu. Mình không có khả năng như người khác thì phải tập luyện cần cù, chăm chỉ. Chỉ có khổ luyện không ngừng, mình mới được đền đáp xứng đáng”.
Dù mạnh mẽ đến bao nhiêu trên sàn đấu, nhưng ở đời thường, mọi người đều công nhận Nga có phần giản dị hơn. Đặc biệt là khi có ai đó lỡ nhắc đến 2 chữ hot girl.
Cô gái có cái trán bướng nhất đội tuyển bóng bàn Việt Nam tâm sự: “Người ta ưu ái thì gọi mình như vậy chứ em chỉ thấy mình dễ nhìn thôi. Bản thân mang biệt hiệu ấy, em cũng thấy không thoải mái. Nó mang tới áp lực nhiều hơn. Mình đi đâu cũng phải chỉn chu, làm gì cũng phải nhìn lại, không thể xuề xòa như trước nữa”.
Nhắc đến điểm yếu trước giải, Nga còn cười khá bẽn lẽn tâm sự về nỗi lo khi phải tập luyện và thi đấu trong những ngày đèn đỏ. Như một cơ chế hết sức tự nhiên, đó là thời điểm thể lực không thể đáp ứng 100% như ngày thường, vì vậy cô chú ý hơn đến việc nạp dinh dưỡng và tạo những giấc ngủ sâu.
Bên cạnh đó, chế độ tập luyện sẽ giữ nguyên nhưng thiên về các bài phối hợp di chuyển, đánh 2 bên và hạn chế những động tác đòi hỏi thể lực.
Nga chia sẻ thêm là cơ thể của mình rất khác biệt, cứ vào ngày ấy thì tinh thần dường như lại “sung” hơn, nhưng nhiều lúc tập luyện hăng quá lại dễ xảy ra các sự cố “đỏ mặt”.
“Trước đây chưa có kinh nghiệm xử lý, em khá luống cuống. Nhưng sau này với sự hướng dẫn của cô HLV, em đã biết thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý, nâng cao thể lực. Cũng có trường hợp thi đấu đúng dịp đèn đỏ, rất may là các sản phẩm của Kotex đã đáp ứng nhu cầu tập luyện và vận động mạnh”, Nga tâm sự.
Nằm trong danh sách những vật dụng không thể thiếu trong túi đồ dùng, Kotex Sport là bí quyết của Nga để tránh trường hợp đến kỳ bất chợt. Đáp ứng nhu cầu vận động mạnh với độ mỏng tối ưu và công nghệ thấm hút mạnh mẽ, Kotex giúp nữ vận động viên thoải mái tập luyện như những ngày bình thường.
Băng vệ sinh Kotex Sport Mới chuyên vận động với công nghệ Flex Fit ôm theo từng chuyển động và thấm hút tức thì, bảo vệ tối ưu cho nhu cầu thể thao của bạn trong những ngày ấy. Thiết kế chuyên biệt cho bạn gái cảm giác hoàn toàn yên tâm tập luyện từ những bài tập cơ bản đến những môn thể thao tăng cường.
Kotex sport đã có mặt tại tất cả các siêu thị trên toàn quốc. Độc giả có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết tại đây hoặc đặt mua hàng online.