Nguyên tắc bí mật 'để đời' của Apple
Nguyên tắc “nội bất xuất, ngoại bất nhập” của Apple đã khiến công ty hàng đầu về công nghệ này luôn trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới.
Một số nhỏ các cựu nhân viên của Apple đã tham gia một bảng điều tra về việc “Apple đã giữ kỹ những bí mật như thế nào”. Những nhân viên cũ là những người vào công ty từ những ngày đầu tiên hồi 1970 cho tới những người từng làm việc thời gian gần đây.
Apple luôn giữ kín mọi thông tin của công ty. |
Không quá ngạc nhiên, khi nhiều người cho rằng, nhà sáng lập Steve Jobs đã sáng tạo nên những giai điệu Apple rất ấn tượng. Cựu nhân viên Brian Hoshi chia sẻ: "Sau khi làm việc tại Apple trong một vài năm, tôi có thể nói rằng sự cần thiết phải giữ bí mật đã thấm sâu trong văn hóa doanh nghiệp, trong những quá trình tạo ra các sản phẩm sáng tạo và có tính cách mạng, khi bước vào các thị trường ưu tiên sự cải tiến liên tục mà Apple lựa chọn để cạnh tranh. Các bí mật được duy trì trong toàn tổ chức qua một đội ngũ an ninh của công ty. Đội ngũ này đảm nhận việc theo dõi chặt chẽ nhân viên tại mọi thời điểm. Ngay cả những vi phạm nhỏ nhất cũng có thể là lý do để một nhân viên bị sa thải ngay lập tức. Tuy thế, không có gì phải sợ hãi khi làm việc tại Apple, miễn là bạn có thể tuân thủ những quy tắc ở nơi đây".
Bên trong một trụ sở của Apple. |
"Trong những ngày đầu làm việc tại Apple", Ken Rosen cho biết, "mọi thứ được công khai cho tất cả nhân viên, ngay cả bảng lương. Steve Jobs từng nói với chúng tôi: 'Bên trong NeXT, mọi thứ đều mở. Ngoài NeXT, chúng ta không nói bất kỳ điều gì".
Robert Bowdidge tâm sự: “Tôi từng không thể nói bất cứ điều gì với vợ. Cô ấy biết, tôi ở bên trong một tòa nhà khác trên cùng con phố và làm việc tới tận khuya, nhưng không biết những gì tôi đang làm. Khi cô ấy ngỏ ý muốn đi cùng tôi trong chuyến du lịch đến Manchester (Anh) để làm việc về dự án Transitive, tôi đã phải trả lời: 'không có cách nào'. Tôi hiểu rằng nếu có vợ tôi trong chuyến đi này thì những lãnh đạo dự án sẽ lo lắng”.
Chris Connors cho hay, ngay cả văn hóa công ty cũng có nhiều thú vị. Nếu có bạn bè trong các bộ phận khác, họ sẽ không bao giờ hỏi về những gì bạn đang làm trong công việc của mình. Nếu một người tò mò, người kia cũng chỉ có thể lịch sự đáp lại. Vì vậy, mọi người thường nới với nhau những chuyện cá nhân hay những câu chuyện bên ngoài không liên quan tới Apple.
“Em họ tôi từng làm việc ở đó. Tôi nhận ra David đã đúng khi cho rằng việc giữ bí mật đã luôn luôn là một phần trong văn hóa Apple. Trở lại năm 1977, Apple đã có một khẩu hiệu đại ý là, một thông tin nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng lớn tới cả công ty”, Robert Scoble nói.
Adam Banks (một phóng viên đã có được một bí mật từ bên ngoài Apple) cho biết: "Tôi đã biên tập bài viết MacUser (Anh) vào năm 1998 về tin đồn Apple đang sản xuất một dòng máy tính Mac hoàn toàn mới. Gặp nhiều may mắn, chúng tôi đã trở thành tạp chí đầu tiên đăng tải tin tức đó. Nó thực sự mô tả khá chính xác về chiếc iMac trước khi được tung ra thị trường vài tháng. Chúng tôi lấy thông tin từ vài người làm việc tại bên thứ ba, nơi sản phẩm Apple được dùng thử trước khi bán ra thị trường. Từ đó, nơi này ngày càng bảo mật hơn".
Qua đó, có thể nhận thấy rằng, những bí mật kinh doanh được cất giữ, ắt hẳn chúng rất có giá trị.
Theo Dân Trí