Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguyên nhân nào khiến giá dầu bất ngờ quay đầu lao dốc?

Giá dầu thế giới tụt xuống thêm 6% chỉ sau một đêm đạt được mức giá cao nhất kể cuối năm 2014.

Giá dầu thế giới đã bất ngờ lao dốc trên 6% trong phiên giao dịch đêm 8/4, khiến các nhà đầu tư dầu trên thế giới "ngã ngửa" ra chỉ vì ngay phiên trước đó (7/4), giá dầu đã đạt mốc cao nhất kể từ ngày cuối cùng của năm 2014 với mức giá dầu ngọt nhẹ đã đạt gần 54 USD/thùng.

Dầu thô ngọt nhẹ đã giảm 3,56 USD/thùng, tương đương giảm 6,6%, chốt ở 50,42 USD/thùng. Dầu thô Brent giảm 3,55 USD/thùng, tương đương giảm 6%, chốt ở 55,55 USD/thùng.

Theo phân tích từ trang tin Reuters, lượng dầu tồn kho của Mỹ tăng mạnh và sản lượng dầu cao kỷ lục của Ả-rập Xê-út là những yếu tố chính kéo tụt giá dầu xuống trong phiên lần này.

OPEC chỉ cứu lấy giá dầu khi các nhà sản xuất dầu khác ngoài OPEC cũng cùng giảm sản lượng dầu khai thác như hiện nay
OPEC chỉ cứu lấy giá dầu khi các nhà sản xuất dầu khác ngoài OPEC cũng cùng giảm sản lượng dầu khai thác như hiện nay.

Bộ Năng lượng Mỹ cho biết trong báo cáo tuần rằng dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng lên 10,95 triệu thùng trong tuần trước, mức tăng cao nhất trong 14 năm qua. 

Riêng dầu tồn kho ở trung tâm lưu trữ dầu lớn nhất tại Mỹ tại Cushing, bang Oklahoma hiện đã đầy tới 85% trong tổng khả năng lưu trữ 70,1 triệu thùng.

"Tổng dự trữ dầu thô của Mỹ tiếp tục "bay cao" trên mức kỷ lục của 5 năm trước và đang thiết lập kỷ lục mới mỗi tuần," theo phân tích từ công ty dịch vụ tài chính Societe Generale.

Ả-rập Xê-út cũng khai thác dầu với tốc độ "chóng mặt" đạt 10,3 triệu thùng/ngày trong tháng 3, mức sản lượng cao nhất từ trước đến nay. Iraq và Libya cũng tăng sản lượng dầu lửa trong tháng 3, khiến sản lượng chung của OPEC đã đạt mức 31,5 triệu thùng/ngày.

Thế nhưng, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Ả-rập Xê-út tuyên bố nước này vẫn muốn duy trì sản lượng dầu của  ở ngưỡng khoảng 10 triệu thùng/ngày và OPEC cũng sẽ chỉ cứu lấy giá dầu trong trường hợp các nhà sản xuất dầu khác ngoài OPEC cũng phải cùng giảm sản lượng dầu khai thác như hiện nay.

Một yếu tố khác tác động tới giá dầu giảm mạnh như vậy là do cũng trong ngày 8/4, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố có thể sẽ vẫn tăng lãi suất vào tháng 6 năm nay, bất chấp những dữ liệu kinh tế Mỹ trong thời gian gầy đây đang có dấu hiệu yếu đi.

Trước đó, giá dầu đã tăng mạnh nhất khi Ả-rập Xê-út quyết định tăng giá dầu bán cho thị trường châu Á, cùng với phản ứng sau khi thỏa thuận khung giữa Iran và Liên Hợp Quốc về chương trình hạt nhân của Tehran đạt được những đột phá đã khiến cho giá dầu có những khởi sắc tăng giá trở lại. 

Ngay cả dữ liệu việc làm của Mỹ chỉ đạt được một nửa so với dự báo trước đó cũng đã phần nào khiến cho các nhà đầu tư dầu có thêm hy vọng về một tương lai tươi đẹp của giá dầu. Tuy nhiên thời gian gần đây giá dầu vẫn tiếp tục biến động mạnh và sẽ khiến cho các nhà đầu tư phải đau đầu và không ngừng hy vọng để rồi lại thất vọng.

Giá dầu tăng vọt trước tin Ả-rập Xê-út không kích Yemen

Giá dầu thô thế giới tăng gần 6% trong phiên giao dịch tại thị trường châu Á sau khi Ả-rập Xê-út và các nước đồng minh vùng Vịnh bắt đầu một chiến dịch quân sự ở Yemen.

 

http://vtc.vn/nguyen-nhan-nao-khien-gia-dau-bat-ngo-quay-dau-lao-doc.1.548967.htm

Theo Huyền Trân/VTC News

Bạn có thể quan tâm