Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Nguy cơ từ hàng loạt động vật mắc Covid-19

Các nhà khoa học đang chạy đua để đánh giá sự lây lan của virus corona ở động vật hoang dã và vật nuôi, cũng như mối đe dọa của chúng với con người.

dong vat mac Covid-19 anh 1

Một năm trước, nhân loại đã khởi động một chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 cho con người. Trong những tháng gần đây, các vườn thú trên khắp thế giới đã bắt tay vào việc tiêm chủng cho động vật với một loại vaccine được thử nghiệm.

Đây được coi là một biện pháp phòng ngừa cho thú vật trước Covid-19. Trong khi đó, các nhà khoa học thú y đang cố gắng tìm hiểu quy mô lây nhiễm ở vật nuôi, và những ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng cũng như con người, theo Guardian.

Tuần trước, hai con hà mã tại vườn thú Antwerp ở Bỉ đã trở thành ca mắc Covid-19 mới nhất ở động vật. May mắn thay, chúng không có triệu chứng gì ngoài sổ mũi, nhưng những con vật khác thì không may mắn như vậy.

Nguy cơ lây lan giữa các loài

Vào tháng 11, ba con báo tuyết đã chết vì các biến chứng liên quan đến Covid-19 tại vườn thú ở Nebraska. Các vườn thú khác đã báo cáo về các ca nhiễm ở khỉ đột, sư tử, hổ và báo sư tử.

Mặc dù SARS-CoV-2 được cho là có nguồn gốc từ một loài động vật, có thể là dơi, cho đến gần đây, các trọng tâm khoa học vẫn chủ yếu là về các ca mắc ở người. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu của đại dịch, các nhà khoa học đã quan ngại về khả năng lây nhiễm ở các động vật khác.

Margaret Hosie, giáo sư về virus học tại Trung tâm Nghiên cứu Virus của Đại học Glasgow, cho biết virus corona có khả năng lây lan giữa các loài. "Vì vậy, nhiều người luôn dự đoán rằng sẽ có nhiều loại vật nuôi và động vật hoang dã có thể bị mắc bệnh”, vị giáo sư cho biết.

Nếu các động vật khác có thể bị nhiễm và lây truyền virus, điều này có thể gây áp lực lên virus để chúng thích nghi và có các đột biến mới, từ đó làm tăng khả năng xuất hiện các biến chủng mới có thể lây truyền trở lại con người.

Báo cáo đầu tiên về ca nhiễm ở động vật được đưa ra vào tháng 2/2020 khi một con chó ở Hong Kong (Trung Quốc) có kết quả xét nghiệm dương tính. Chú chó có thể đã lây nhiễm từ chủ nhân mắc Covid-19.

Kể từ đó, rất nhiều báo cáo về chó và mèo mắc Covid-19 đã xuất hiện. Các vật nuôi khác thường ít có khả năng bị lây nhiễm hơn. Chẳng hạn, chưa có ca nhiễm nào ở cá vàng được báo cáo.

Nghiên cứu sâu hơn đã cho thấy rằng các ca nhiễm ở chó và mèo là tương đối phổ biến. Các nhà khoa học ở Hà Lan phát hiện ra rằng trong 20% ​​hộ gia đình họ đến thăm, nơi chủ nhà có kết quả xét nghiệm dương tính, chó và mèo đã có kháng thể đối với loại virus này.

“Con mèo đầu tiên mà chúng tôi xác định là bị lây nhiễm từ chủ nhân đã chết vì bệnh viêm phổi”, ông Hosie nói.

“Chúng tôi đã không kiểm tra các mầm bệnh tiềm ẩn khác, vì vậy chúng tôi không thể nói chắc chắn. Nhưng bệnh lý rất giống với bệnh viêm phổi do virus gặp ở bệnh nhân Covid-19”.

Liệu động vật mắc bệnh có khả năng lây truyền virus?

Bằng chứng từ chó cho thấy nguy cơ lây truyền là thấp. Tuy nhiên, khả năng lây truyền virus của loài mèo vẫn chưa được đưa ra.

Các nghiên cứu cho thấy chúng có thể lây nhiễm cho những con mèo khác, nhưng khả năng mà điều này xảy ra trong thực tế là không chắc chắn.

Mèo là loài sinh vật tương đối đơn độc - chúng không dành nhiều thời gian để tiếp xúc gần gũi với những con mèo hoặc người khác ngoài chủ nhân. Vì vậy, nếu chúng mắc Covid-19, chủ nhân của nó có thể là nguồn lây. Đồng thời, việc lây nhiễm cho đối tượng khác có thể rất hạn chế.

Mặt khác, chồn nuôi bị buộc phải sống gần nhau và rất dễ nhiễm SARS-CoV-2. Chúng cũng có thể mắc viêm phổi và chết vì Covid-19.

Vào tháng 11/2020, tin tức về việc virus đã lây nhiễm từ người sang chồn, đột biến và sau đó lây nhiễm trở lại con người đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trên toàn thế giới.

dong vat mac Covid-19 anh 2

Ba con báo tuyết ở Mỹ đã chết vì Covid-19. Ảnh: Lincoln Children's Zoo.

May mắn thay, mặc dù đã có những đợt bùng phát dịch ở chồn khác, cho đến nay, các biến chủng liên quan đến chồn vẫn chưa cho thấy khả năng lây lan cao hơn hoặc gây ra tác động nghiêm trọng hơn so với các loại virus đang lưu hành khác”, một báo cáo của Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu và Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu kết luận.

Tất nhiên, động vật trong trang trại bị nhiễm bệnh có thể được cách ly hoặc tiêu hủy, như hàng triệu con chồn. Việc giám sát trang trại cũng có thể được đẩy mạnh, và những người nông dân đã trang bị các thiết bị bảo hộ.

Tiêm phòng là một lựa chọn khác. Vào tháng 3, cơ quan thú y của Nga thông báo rằng họ đã phê duyệt vaccine ngừa Covid-19 mang tên Karnivak-Kov để sử dụng cho các trang trại lông thú hoặc cho chó, mèo.

Bộ Nông nghiệp Mỹ đã cấp phép một loại vaccine do công ty thú y Zoetis phát triển để sử dụng thử nghiệm trong từng trường hợp cụ thể.

Vẫn cần cảnh giác

Sự lây lan giữa loài động vật hoang dã còn đáng quan ngại hơn việc bùng dịch ở các trang trại. Việc chủng ngừa chúng sẽ là không thực tế, giả sử rằng một loại vaccine thậm chí có tác dụng với loài đó.

Vào tháng 5, tạp chí Virology đã báo cáo rằng hươu đuôi trắng có khả năng lây lan virus cho nhau.

“Điều chúng tôi thực sự quan tâm là sự lây truyền qua lại giữa người và động vật cũng như với các loài vật khác, trong bối cảnh mà loài người cuối cùng có thể bị ảnh hưởng”, Rebecca Fisher, phó giáo sư dịch tễ học tại Đại học Texas A&M, cho biết.

dong vat mac Covid-19 anh 3

Nhiều vườn thú đã triển khai kế hoạch tiêm chủng cho động vật dễ nhiễm bệnh. Ảnh: AP.

Nỗi sợ hãi lớn hơn của bà là virus thích nghi với động vật hoang dã sống gần con người, chẳng hạn loài gặm nhấm. May mắn thay, loài chuột không có vẻ dễ bị nhiễm SARS-CoV-2 vào thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, vì những rủi ro liên quan, con người vẫn cần cảnh giác. “Đại dịch hiện nay được duy trì bởi sự lây truyền từ người sang người, nhưng chúng ta cần phải theo dõi các loài động vật”, Alan Radford, giáo sư về thú ý tại Đại học Liverpool, cho biết

Hiện tại, việc virus lây lan giữa người với người vẫn có khả năng dẫn đến những biến chủng mới nhất. Với tỷ lệ lây nhiễm cao đang diễn ra, con người vẫn mang nguy cơ đối với vật nuôi của mình lớn hơn nhiều so với những người khác.

Điều này thật đáng tiếc. “Khi chúng ta bị ốm hoặc đang dưỡng bệnh, còn gì tuyệt hơn là được ôm thú cưng của mình?”, ông Fisher nói.

Lần đầu tiên phát hiện hà mã mắc Covid-19

Hai con hà mã xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 tại vườn thú Antwerp ở Bỉ được cho là những ca nhiễm đầu tiên ở loài động vật này.

Tranh luận việc tiêm vaccine Covid-19 cho động vật ở Singapore

Sau vụ sư tử mắc Covid-19 tại Singapore, Mandai Wildlife Group - đơn vị quản lý các vườn thú ở hòn đảo - nói vẫn cần thêm đánh giá về hiệu quả của việc tiêm vaccine cho động vật.

Vân Đinh

Theo Guardian

Bạn có thể quan tâm