Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguy cơ toàn cầu thất nghiệp: Lời cảnh tỉnh chấn động

Rất nhiều dự đoán được đưa ra về việc công nghệ sẽ thay thế con người trong mọi ngành nghề trong những năm gần đây.

Ở nước Mỹ, khi các ứng viên đang tích cực mở các chiến dịch tranh cử nhằm thu hút phiếu bầu cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, vấn đề việc làm và sự phát triển của robot đang được đưa vào các cuộc tranh luận nhằm tìm ra cách giải quyết tình trạng bất bình đẳng thu nhập.

Trước câu hỏi: “Người Mỹ đối phó với sự thay đổi của thị trường việc làm ra sao?”, Stuart Russell, chuyên gia về khoa học máy tính tại Đại học California ở Berkeley trả lời: “Câu trả lời không hề đơn giản. Nhưng về lâu dài, gần như toàn bộ việc làm hiện tại sẽ biến mất. Vì vậy chúng ta cần thay đổi chính sách khá triệt để chuẩn bị cho một nền kinh tế tương lai rất khác".

Am hiểu cả lĩnh vực giải phẫu thần kinh, Stuart Russell sắp ra mắt một cuốn sách có tựa Human Compatible: Artificial Intelligence and the Problem of Control, đề cập về sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo AI và việc AI có thể thay đổi tương lai việc làm, mối quan hệ giữa người với người và thậm chí cả văn minh nhân loại.

Bau cu tong thong My 2020,  Dang Dan chu,  dang Cong hoa,  Lao dong that nghiep,  tu dong hoa,  robot thay the con nguoi, anh 1
Cuốn Human Compatible: Artificial Intelligence and the Problem of Control sẽ được ra mắt tháng 10 tới. Ảnh: Amazon.

Trong cuốn sách của mình, Russell viết: "Một bức tranh đang nhanh chóng hiện rõ, khắc họa một nền kinh tế không cần nhiều nhân lực. Lúc này, làm việc không còn cần thiết nữa".

Cũng theo tác giả Russell, ngành sản xuất sẽ không còn cần nhiều lao động, các trung tâm trực điện thoại cũng không cần nhân viên. Số lượng tài xế lái xe tải sẽ ít đi. Và lúc này thị trường sẽ cần nhiều nhân viên chăm sóc sức khỏe và chăm sóc tại nhà.

Tờ MIT Technology Review đã cố gắng tìm và nghiên cứu tất cả các báo cáo đề cập tới tác động của tự động hóa đối với lực lượng lao động.

Một trong những báo cáo này đến từ Viện toàn cầu McKinsey, theo đó, đã đánh giá mức độ dễ bị tự động hóa của công việc thuộc các ngành nghề khác nhau. Báo cáo này đã đưa ra kết luận rằng hàng trăm triệu người trên toàn thế giới sẽ phải tìm việc làm mới hoặc học các kỹ năng mới.

Đẳng thức robot = bất bình đẳng xã hội

Tất cả những người từng nghĩ về viễn cảnh này đều khẳng định việc tăng cường tự động hóa sẽ dẫn đến bất bình đẳng nhiều hơn. Một điều dễ thấy là khi các doanh nghiệp đẩy mạnh tự động hóa, họ sẽ có năng suất lao động cao hơn, tuy nhiên, tiền lương của người lao động lại không theo kịp quá trình này.

Một báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD có đoạn: "Thách thức tiềm tàng của tương lai nằm ở việc đối phó với sự bất bình đẳng đang gia tăng và đảm bảo thực hiện việc tái đào tạo, đặc biệt cho những lao động có trình độ thấp".

Bau cu tong thong My 2020,  Dang Dan chu,  dang Cong hoa,  Lao dong that nghiep,  tu dong hoa,  robot thay the con nguoi, anh 2
Thế giới đã ngỡ ngàng khi Trung Quốc ra mắt những MC trí tuệ nhân tạo đầu tiên. 

Một ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ đến từ đảng Dân chủ - Andrew Yang - đang xây dựng cương lĩnh tranh cử xoay quanh vấn đề này. Yang cho rằng thay vì đổ lỗi cho Trung Quốc thì tự động hóa là nguyên nhân đáng lo hơn dẫn đến sự sụt giảm của ngành sản xuất Mỹ.

Yang chia sẻ với tờ The Atlantic rằng: "Chúng ta cần thức tỉnh mọi người". Đi sâu vào vấn đề, khi tự động hóa đang thay thế dần công việc của nhiều người thì chính phủ có nên trả lương cho người dân để bù đắp lại hay không? Trả lời câu hỏi này, Yang đề xuất việc chi trả cho tất cả mọi người ở Mỹ, dù có nhu cầu hay không, mức lương 1.000 USD/tháng. Theo Yang, số tiền này sẽ giải quyết được sự bất bình đẳng, cả về kinh tế và chủng tộc và giúp mọi người có cơ hội theo đuổi những công việc đóng góp tăng thêm giá trị cho cộng đồng.

Đó không phải là một ý tưởng mới. Quốc hội Mỹ và Tổng thống Richard Nixon gần như đã thông qua một đề xuất như vậy vào đầu những năm 1970 để chống lại đói nghèo. Nhưng hiện tại, sau nhiều thập kỷ đảng Cộng hòa xa rời khỏi các chương trình xã hội, ý tưởng về mức thu nhập cơ bản phổ quát như vậy đang trở thành một kịch bản viễn tưởng.

Để minh họa cho ý tưởng của mình, Yang lấy ví dụ về nghề lái xe tải. Theo ông, đây là một nghề chìa khóa cho nền kinh tế Mỹ vào thời điểm hiện tại, nhưng có thể và sẽ được hoàn toàn tự động trong tương lai rất gần. Tự động hóa xe tải sẽ mang lại lợi ích cho môi trường, tiết kiệm tiền và giúp gia tăng năng suất, nhưng sẽ không có lợi cho các tài xế xe tải. Yang cho rằng lúc này, việc phân phối giá trị trực tiếp đến người Mỹ là cần thiết.

Tuy nhiên, việc xây dựng một xã hội tồn tại dựa trên thu nhập cơ bản, không có việc làm, cuối cùng sẽ định hình lại cách xã hội vận hành. Về vấn đề này, tác giả Russell cho rằng: "Đối với một số người, việc phân phối thu nhập như vậy là một mô hình của thiên đường. Nhưng với những người khác, nó cho thấy một sự thất bại - khi tất cả thừa nhận rằng hầu hết dân số không đóng góp được gì có giá trị kinh tế cho xã hội".

Bau cu tong thong My 2020,  Dang Dan chu,  dang Cong hoa,  Lao dong that nghiep,  tu dong hoa,  robot thay the con nguoi, anh 3
Người lao động sẽ phải tìm việc làm mới hoặc học các kỹ năng mới. Ảnh: CNN.

Cách con người sử dụng thời gian

Đang có nhiều người nghĩ tới việc xã hội sẽ làm gì khi năng suất tăng lên đến mức họ không phải làm việc nhiều nữa. Trong một bài báo vào năm 1930, nhà kinh tế học John Maynard Keynes đã viết rằng các thế hệ tiếp sau sẽ phải vật lộn với tình cảnh không có việc gì để làm.

"Đối với những người đổ mồ hôi để có bánh mì ăn mỗi ngày thì việc được thư giãn thoải mái là điều họ luôn mong mỏi. Nhưng cho đến khi họ đạt được điều đó, họ sẽ phải đối mặt với một vấn đề nan giải là: Thay vì mất thời gian để làm giàu, họ sẽ dùng thời gian ra sao để tìm đến các hoạt động giải trí phù hợp và có một cuộc sống sáng suốt, dễ chịu và tốt đẹp”.

Bên cạnh các hoạt động giúp bản thân cảm thấy thư giãn, tự động hóa cũng có thể dẫn đến những vấn đề không lường trước được. Trong lịch sử phát triển của nước Mỹ, khi máy tách sợi bông và hạt bông ra đời, nhu cầu về lao động nô lệ hái bông đã gia tăng đáng kể khi tất cả hạt bông chín cùng một lúc. Đây là một nguyên nhân dẫn đến việc chế độ nô lệ ở Mỹ tiếp tục tồn tại ở các bang miền Nam và chính quyền khu vực này còn muốn mở rộng chế độ nô lệ sang phần còn lại của nước Mỹ.

Bên cạnh đó, trong khi cuộc sống của người lao động trở nên dễ dàng hơn, thì quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế hiện tại sang một nền kinh tế mới cũng sẽ là một chặng đường dài và tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường đối với người lao động.



Minh Hoa

Bạn có thể quan tâm