Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguy cơ khủng bố ở EURO 2016: Cần tinh thần Charlie Hebdo

Người Pháp hiểu rõ những gì dân Bỉ đang trải qua sau vụ tấn công khủng bố lấy đi sinh mạng của 34 người. Lo lắng. Có lo lắng. Nhưng dân Paris không sợ.

"Người Pháp sợ điều gì nhất? Tấn công khủng bố hay chủ nghĩa Hooligan?". Trưởng bộ phận an ninh EURO 2016, Ziad Khoury đáp lời phóng viên: "Dĩ nhiên, chúng tôi sợ khủng bố tấn công".  

Nếu bối cảnh câu hỏi trên cách đây 18 năm và ông Ziad Khoury vẫn giữ vị trí tương tự ở vòng chung kết World Cup 1998, câu trả lời có lẽ đã khác. Thế giới thật sự thay đổi. Và bóng đá cũng bị ảnh hưởng vì điều đó.

Đánh bom khủng bố ở Bỉ, 34 người chết

Hai tiếng nổ vang lên tại sân bay Zaventem ở Brussels, Bỉ ngày 22/3. Sau đó, một vụ nổ làm rung chuyển ga tàu điện ngầm gần trụ sở Liên minh châu Âu, khiến tổng cộng 34 người chết.

Người Pháp chuẩn bị kế hoạch đối mặt quỹ dử trở lại

Người Paris hiểu cảm giác dân Brussels trải qua hôm nay. Mới tháng 11 năm ngoái, thủ đô nước Pháp chìm trong biển máu với vụ khủng bố giết chết 130 thường dân vô tội. Khi nỗi ám ảnh cũ chưa nguôi ngoai, người Paris lại đối mặt với nỗi lo lớn nhất trong bối cảnh EURO 2016 sắp diễn ra, dù quốc gia láng giềng Bỉ mới trở thành nạn nhân của vụ khủng bố.

Từ Brussels tới Paris chỉ mất hơn 4 giờ đồng hồ di chuyển bằng xe lửa và không có gì đảm bảo nước Pháp sẽ được bao bọc an toàn hè này, thời điểm hàng triệu người hâm mộ đổ xô đến 10 thành phố lớn gồm Bordeaux, Lyon, Marseille, Paris... để theo dõi các trận đấu. Chừng nào nước Pháp còn mở cửa chào đón người tị nạn, hiểm nguy khủng bố tiếp tục rình rập.

no o san bay Bi anh 1
Pháp đang siết chặt an ninh trước nỗi lo khủng bố.

Dù chính quyền đất nước hình lục lăng thời gian qua đang siết chặt an ninh và săn lùng ráo riết bọn khủng bố, tuy nhiên, gốc rễ của chủ nghĩa này vẫn đang âm thầm diễn ra ở ngõ ngách nào đó. Vì vậy, những gì trưởng  bộ phận an ninh EURO 2016, Ziad Khoury có thể làm là chuẩn bị đầy đủ các phương án để ngăn chặn quỹ dữ lại ghé thăm nước Pháp.

Theo AS, lực lượng an ninh đất nước hình lục lăng đang rao riết chuẩn bị kế hoạch tác chiến nhằm phản ứng kịp thời trước trường hợp xấu nhất. Mới đây, hơn 700 nhân viên an ninh và 1.200 học viên sĩ quan cảnh sát Pháp tham gia vào cuộc diễn tập ứng phó với cuộc tấn công hóa học xảy ra ở một trận đấu.

Trong khi đó, ông Ziad Khoury khẳng định 900 nhân viên an ninh, 1000 cảnh sát được trang bị vũ trang và nhiều đơn vị đặc biệt cũng như lính bắn tỉa sẽ túc trực bên trong và ngoài sân vận động. Ngoài ra, các khu vực đông người qua lại như khách sạn, nhà hàng, trung tâm vận tải cũng được bảo vệ tối đa.

Kịch bản nào cho một EURO liên quốc gia?

Thời còn tại vị, cựu chủ tịch Michel Platini của UEFA từng gọi ý tưởng tổ chức kỳ EURO 2020 trên nhiều quốc gia là "cơ hội tuyệt vời" để thực hiện những sự thay đổi của bóng đá. Thế nhưng sau liên tiếp các vụ khủng bố đẫm máu gần đây, người ta nên cân nhắc lại và thậm chí có thể dẹp luôn sáng kiến được cho rằng “tuyệt vời” ấy.

no o san bay Bi anh 2

Người Pháp đang thực hiện nhiều biện pháp để tạo ra kỳ EURO 2016 an toàn

.

Chỉ với một quốc gia đăng cai EURO, công tác an ninh đã lo không xuể. Huống gì có tới 13 thành phố ở 12 đất nước khác nhau đăng cai sự kiện bóng đá châu Âu. Rủi ro thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Sau vụ khủng bố kinh hoàng tại Pháp và Bỉ, liệu chính quyền tại London (Anh), Munich (Đức) hay Rome (Italy)... có đảm bảo an toàn tuyệt đối mọi thứ?

Sẽ có những tranh cãi xung quanh vấn đề này. Người Anh, Đức hay Italy luôn đưa ra luận điểm mạnh mẽ nhất để bảo vệ quyền tổ chức EURO. Đó như niềm kiêu hãnh và câu trả lời đanh thép đất nước của họ đủ an toàn để bảo vệ người dân. Song song đó, cũng xuất hiện nhiều quan điểm phản đối ý tưởng tổ chức EURO trên nhiều quốc gia vì lý do an ninh.

Hoãn trận Bỉ - Bồ Đào Nha sau vụ đánh bom kinh hoàng

Trận giao hữu giữa chủ nhà Bỉ và Bồ Đào Nha diễn ra ở Brussels vào ngày 30/3 tới vừa bị tạm hoãn sau vụ đánh bom tự sát kinh hoàng ở sân bay Bỉ.

Và dù thế nào đi nữa, điều người dân trên thế giới cần nhất lúc này là sự đoàn kết và thể hiện tinh thần Charlie Hebdo bất khuất, giống như cách dân Pháp xuống đường và phát động một phong trào tự phát để nói lên tinh thần liên đới với những phóng viên thuộc tuần báo Charlie, nơi chứng kiến 12 nhà báo bị hành quyết hồi đầu năm 2015.

Người Pháp lo lắng trước nỗi lo khủng bố. Thế nhưng họ không sợ. Và người dân các nước khác cũng nên học theo tinh thần đó.

Nguyên Trí

Bạn có thể quan tâm