Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Việt thu nhập 5.000 USD/năm nhưng sống như người giàu

Chất lượng cuộc sống của người Việt tương đương với các quốc gia có thu nhập trên 10.000 USD, dù thu nhập trung bình chỉ quanh mức 5.000 USD/năm.

Đây là một nội dung trong báo cáo của Boston Consulting Group (BCG) vừa công bố, với tiêu đề "Đất nước Hoa Sen - duy trì thành tựu ấn tượng của Việt Nam về cải thiện đời sống người dân". Báo cáo này được thực hiện dựa trên công cụ đánh giá phát triền bền vững (SEDA).

Nếu xếp theo chỉ số phát triển bền vững, Việt Nam đứng thứ 79/149 quốc gia được nghiên cứu, với điểm số chỉ 42,4 điểm. Trong top 5 của báo cáo, có 2 quốc gia thuộc châu Á (Nhật Bản, Singapore), 2 nước tại châu Âu (NaUy, Đức) và Mỹ, đều có điểm số trên 80.

Thu nhap cua nguoi Viet Nam anh 1
Chất lượng sống của người Việt không thua kém Trung Quốc, dù GDP bình quân chỉ bằng một nửa. Ảnh: Nguyễn Dương.

Tuy vậy, Việt Nam vẫn là quốc gia có sự tiến bộ hàng đầu, bên cạnh Ba Lan, Indonesia, Trung Quốc, Brazil, Ecuador sau 7 năm báo cáo này được thiết lập. Thậm chí, Việt Nam trong nhóm 10% quốc gia có sự chuyển đổi từ thịnh vượng kinh tế thành chất lượng cuộc sống của người dân tốt nhất.

Với GDP tính theo ngang giá sức mua chỉ khoảng 5.200 USD, nhưng người Việt hiện có chất lượng cuộc sống không thua kém so với người dân các quốc gia có GDP bình quân tới hơn 10.000 USD. Điều này cũng có nghĩa, người Việt đang có cuộc sống chất lượng vượt xa so với Philippine (GDP 6.300 USD), hay Trung Quốc, Thái Lan.

Tăng cường tiếp cận y tế và giáo dục cho người dân chính là những điểm Việt Nam được đánh giá rất tốt. Sự chuyển đổi từ tăng trưởng kinh tế sang chất lượng cuộc sống với hệ số 1,48 được coi là vững chắc.

Tuy vậy, để đưa Việt Nam từ một nước phát triển chủ yếu phụ thuộc vào nhân công và tài nguyên giá rẻ, trở thành hiện đại với nền kinh tế tri thức, BCG cho rằng, Chính phủ cần thực hiện điều chỉnh tại 3 lĩnh vực cốt lõi. Đó là tăng liên kết giữa thị trường lao động và hệ thống giáo dục, phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện khả năng quản trị Nhà nước.

Ngân sách không đủ tiêu, Chính phủ vay nợ khắp nơi

Đang có hiện tượng “vung tay quá trán” trong chi tiêu nên mới đầu năm, để đảm bảo ngân sách nhà nước, Chính phủ đã phải “cắp rổ” đi vay cả trong ngoài nước 116.000 tỷ đồng.


Hạ Minh

Bạn có thể quan tâm