Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Việt giảm tiêu thụ mì ăn liền

Nếu như trong giai đoạn 2017-2021, sản lượng tiêu thụ mì gói của người Việt liên tục tăng qua các năm thì sang năm 2022 con số có xu hướng giảm từ 8,56 tỷ gói xuống 8,48 tỷ gói.

Theo số liệu của Hiệp hội mì ăn liền Thế giới (WINA), trong năm 2022, thị trường Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 8,48 tỷ gói mì ăn liền, tiếp tục đứng thứ 3 sau Trung Quốc/Hong Kong (45,07 tỷ gói) và Indonesia (14,26 tỷ gói).

So với năm 2021, nhu cầu của người dùng Việt trong năm 2022 đã giảm nhẹ, ở mức gần 1%. Trong khi đó, năm 2021, Việt Nam tiêu thụ 8,56 tỷ gói, tăng hơn 20% so với 2020. Thống kê của WINA cho thấy sức tiêu thụ mặt hàng này tiếp tục tập trung chủ yếu ở thị trường châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Ngoài ra, với 5 thị trường tiêu thụ chính gồm: Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Malaysia, khu vực Đông Nam Á đang chiếm khoảng 23,5% nhu cầu về mì ăn liền của cả thế giới.

Tại Việt Nam, hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, đa số thị phần lại nằm trong tay số ít doanh nghiệp, gồm Công ty CP Acecook Việt Nam; Tập đoàn Masan; Công ty CP Thực phẩm Á Châu (Asiafoods).

NHỮNG QUỐC GIA CÓ NHU CẦU MÌ ĂN LIỀN NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI
Nguồn: Hiệp hội mì ăn liền Thế giới
Nhãn Trung Quốc/Hong Kong Indonesia Việt Nam Ấn Độ Nhật Bản
Năm 2017 tỷ gói 38.96 12.62 5.06 5.42 5.66
Năm 2018
40.25 12.54 5.2 6.06 5.78
Năm 2019
41.45 12.52 5.44 6.73 5.63
Năm 2020
46.36 12.64 7.03 6.73 5.97
Năm 2021
43.99 13.27 8.56 7.56 5.85
Năm 2022
45.07 14.26 8.48 7.58 5.98

Theo báo cáo của Euromonitor vào cuối năm ngoái, Acecook và Masan là hai doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường mì gói, chiếm tổng cộng 33% thị phần. Các thương hiệu theo sau hai ông lớn này gồm có Uniben (mì 3 Miền), Asia Foods (mì Gấu Đỏ), Saigon Vewong (mì A-One), Safoco, Colusa Miliket, Thiên Hương Food, Vifon...

Các sản phẩm mì ăn liền cũng được phân loại rõ rệt với các phân khúc bình dân có giá dao động khoảng 1.500-3.000 đồng/gói; phân khúc trung cấp với giá 3.500-5.000 đồng/gói và phân khúc cao cấp với giá từ 7.000 đồng/gói trở lên. Tuy vậy, phần lớn thị phần vẫn tập trung ở phân khúc bình dân.

Với các phân cấp kể trên, không khó hiểu khi Acecook cùng thương hiệu mì Hảo Hảo đang là nhà sản xuất chiếm thị phần lớn nhất. Đến nay, bình quân doanh nghiệp Nhật Bản này cung ứng ra thị trường khoảng 3 tỷ gói mì mỗi năm.

Tuy nhiên, theo nhận định của lãnh đạo Acecook Việt Nam năm nay, sau tác động của đại dịch và những thách thức của nền kinh tế, người tiêu dùng đang phải thích nghi với cuộc sống mới và thay đổi thái độ chi tiêu.

"Người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu và thận trọng hơn với các thói quen chi tiêu thường nhật, bao gồm cả các chi tiêu thiết yếu và thực phẩm", Tổng giám đốc Acecook Việt Nam cho hay.

Theo đó, trong thời gian từ nay đến hết quý III, doanh nghiệp này triển khai giảm giá các sản phẩm mì gói nhãn hiệu Hảo Hảo từ 4.500 đồng/gói xuống còn 4.000 đồng/gói.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Một công ty bảo hiểm bị phạt và truy thu hơn 440 triệu đồng

Do khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nước, Bảo hiểm Quân đội bị phạt và truy thu tới hơn 441 triệu đồng.

Philippines nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất

Philippines là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu gạo sang nước này trong 5 tháng qua đạt 772,4 triệu USD, tăng 31,1% so với cùng kỳ.

Giá gas xuống mức thấp nhất trong năm

Sau lần giảm mạnh vào tháng 6, giá gas trong nước tiếp tục giảm 18.000 đồng/bình 12 kg vào tháng 7 theo đà hạ nhiệt của giá năng lượng thế giới.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm