Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Người tung tin bà Nguyễn Phương Hằng được tại ngoại bị xử lý ra sao?

Phụ thuộc vào mức độ hành vi và hậu quả mà người tung tin thất thiệt sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị phạt tù.

Liên quan đến vụ bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin cho rằng người phụ nữ này được cơ quan điều tra cho tại ngoại.

Theo Công an TP.HCM, thông tin trên là sai sự thật. Đến nay, bà Hằng đang bị tạm giam 3 tháng tại Trại tạm giam T30 thuộc Công an TP.HCM ở huyện Củ Chi. Những tài khoản đăng tin sai sự thật đang được nhà chức trách xác minh để xử lý theo quy định.

Vậy, những tài khoản tung tin bịa đặt trên sẽ bị xử lý thế nào?

Theo dõi vụ việc, tiến sĩ Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp cho biết vụ án liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng được dư luận xã hội rất quan tâm.

Các tổ chức, cá nhân đưa tin sai sự thật hoặc có những hành vi xúi giục, kích động gây mất an ninh trật tự, tùy vào tính chất mức độ của hành vi và hậu quả gây ra mà người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật sư trích dẫn Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Theo đó, hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân hay cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân... sẽ bị xử phạt 10-20 triệu đồng.

Tiến sĩ Cường nhận định trong trường hợp, cơ quan điều tra xác định hành vi đưa tin sai sự thật nhằm mục đích thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Khung hình phạt đối với tội danh này là phạt tiền từ 30 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Đồng quan điểm với luật sư Cường, một luật sư của Văn phòng luật sư Chung Vinh (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết thời gian qua rất nhiều cá nhân đang lợi dụng sự tiện ích của không gian mạng để đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật, trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến nhiều cá nhân, tổ chức, gây hoang mang trong dư luận xã hội.

Vị luật sư này cho rằng người đăng tải thông tin thất thiệt hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự nếu hành vi vi phạm thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm.

Điều tra các tài khoản tung tin bà Nguyễn Phương Hằng được tại ngoại

Công an TP.HCM cho biết đang điều tra các tài khoản tung tin bà Nguyễn Phương Hằng được tại ngoại. Cảnh sát khẳng định đây là tin giả và đề nghị người dân không chia sẻ.

Bà Nguyễn Phương Hằng sử dụng 12 kênh mạng để thông tin xuyên tạc

Qua điều tra, Công an TP.HCM xác định bà Nguyễn Phương Hằng quản lý, sử dụng 12 kênh mạng xã hội để livestream nội dung xuyên tạc đời tư của nhiều cá nhân.

Bà Nguyễn Phương Hằng bị tạm giam ở đâu?

Sau khi tống đạt quyết định khởi tố, bà Nguyễn Phương Hằng được cảnh sát đưa đi tạm giam tại trại tạm giam T30 thuộc Công an TP.HCM.

Hải Nam - Quỳnh Trang

Bạn có thể quan tâm