Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người tự đánh bóng bản thân vẫn thăng tiến dù không làm việc

Nghiên cứu cho thấy những người dành thời gian để thể hiện bản thân trong các cuộc họp có cơ hội nhận được nhiều lợi ích hơn so với những đồng nghiệp chỉ tập trung làm việc.

Có thể bạn đã từng được xem những email tự đề cao cá nhân một cách rất chiến lược của họ, hoặc đã chứng kiến cách họ thể hiện bản ngã một cách thổi phồng trong các cuộc họp.

Thế nhưng, nghiên cứu của các chuyên gia tại Anh xác định ra một nhóm nhân viên mà họ luôn tỏ ra mình bận rộn và thành công, trong khi thực tế không làm bất kỳ việc gì. 

Nghiên cứu do trường Kinh doanh Quốc tế Ashridge và Hult thực hiện ở 28 cơ quan, doanh nghiệp khác nhau tại Anh, và phát hiện ra những nhân viên luôn tỏ ra "tham gia rất tích cực". Thế nhưng xem xét kỹ hơn họ phát hiện ra những nhân viên luôn tự đánh bóng bản thân này lại thiếu nỗ lực, dẫn tới kết quả chung sụt giảm. 

Nghiên cứu này đánh giá sự gắn bó của các nhóm nhân sự trên 7 lĩnh vực khác nhau như sức khỏe, chính phủ, giao thông vận tải và tổ chức phi lợi nhuận.

Kết quả là có những nhân sự làm việc dựa trên động lực trong khi một số lại hoàn toàn bất mãn và không hài lòng.

Văn hóa tổ chức

Khoảng một phần năm nhân viên tham gia nghiên cứu lại rơi vào một trường hợp hóc búa: trong khi nhân viên tỏ ra tích cực và gắn bó, khả năng làm việc nhóm và năng suất lao động lại thấp.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhóm nhân sự mất niềm tin vì các cá nhân đã "chơi chiêu" với hệ thống trong khi không thực sự hoàn thành việc gì.  Đó là những người liên tục xuất hiện trong các cuộc họp hay tham gia vào những cuộc đối thoại nhằm phục vụ lợi ích cá nhân của họ. Nhưng ngoại trừ việc thể hiện việc tuân theo văn hóa tổ chức, rất khó để nhìn thấy những kết quả những người này thật sự đạt được.

Nguoi ich ky o cong so anh 1
Những người chỉ quan tâm lợi ích cá nhân có thể kéo hiệu suất làm việc chung đi xuống. Ảnh: Getty.

Nếu làm việc theo ca, những người này sẽ kéo dài công việc trong số giờ cho phép với ít nỗ lực nhất có thể.

Các nhà nghiên cứu gắn nhãn nhóm nhân viên này là “gắn bó giả tạo", trái ngược với "gắn bó" và “không gắn bó”.

Hành vi lệch chuẩn nhưng vẫn được khen thưởng

Nhà nghiên cứu kỳ cựu Amy Armstrong cho rằng những nhân viên “ích kỷ” như vậy sẽ kéo kết quả làm việc nhóm xuống thấp và đe dọa năng suất chung. Xét trên khía cạnh kinh doanh, điều này có tác động tiêu cực.

Tuy nhiên tiến sĩ Amstrong cho biết việc “gắn bó giả tạo” lại được khuyến khích bởi hệ thống quản lý. “Họ được trao thưởng cho những hành vi lệch chuẩn”, bà nói.

Nhóm này có vẻ sẽ có nhiều cơ hội thăng chức hơn, nhận được lương và các khoản thưởng cao hơn. Họ sẽ nỗ lực nhiều hơn nhưng chỉ cho sự nghiệp và lợi ích riêng và điều này gây bất lợi cho năng suất làm việc chung. “Đây là một bức tranh buồn”, tiến sĩ Amstrong cho biết.

Lý do là những nhân viên này thường có quan hệ tốt với cấp trên bằng việc làm bản thân trông có vẻ tốt đẹp trước mặt những quản lý cấp cao. Những người dành thời gian để thể hiện bản thân trong các cuộc họp sẽ có cơ hội nhận được nhiều lợi ích hơn so với những đồng nghiệp chỉ tập trung công việc. 

Nhìn từ bên ngoài, những môi trường làm việc như vậy thường có nhiều cam kết và hỗ trợ cho mục tiêu chung của tổ chức. Nhưng thực sự bên trong, theo các nhà nghiên cứu, lại là mức độ tin cậy và gắn kết thấp cùng với ít bằng chứng về tình đồng nghiệp hoặc sự hỗ trợ lẫn nhau.

Điều này có thể làm những nhân viên khác không cảm thấy được “làm việc cùng nhau” mà chỉ làm việc qua ngày. Tiến sĩ Armstrong nói thêm ở những tổ chức như vậy, mọi người sẽ thấy làm việc nhóm không có ý nghĩa gì khi các cá nhân có thể thu lợi cho bản thân từ việc chỉ lo cho sự thăng tiến của mình.

12 điều người thành công không bao giờ chia sẻ tại công sở

Dưới đây là danh sách 12 điều những người thành công không bao giờ chia sẻ tại nơi làm việc được đăng tải trên trang Entrepreneur.

Việt Đức

Theo BBC

Bạn có thể quan tâm