Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm lô vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên, sau khi chương trình thử nghiệm lâm sàng được khởi động vào thứ 2 tuần trước. Li Zhiji, 36 tuổi, một trong 108 tình nguyện viên được tiêm mũi đầu tiên vào ngày 24/3. Ảnh: China Daily. |
Wang Li, 45 tuổi được y tá tiêm vaccine. Tuần trước, lãnh đạo Trung Quốc đã ra lệnh cho quân đội Trung Quốc, cụ thể là Viện Hàn lâm khoa học quân y (AMMS) tham gia thử nghiệm vaccine để không bị tụt lại so với các nước khác trong cuộc đua phát triển vaccine. Ảnh: China Daily. |
Trước đó, ngày 17/3, Mỹ đã tiêm mũi vaccine đầu tiên cho 45 tình nguyện viên và Trung Quốc không muốn chậm chân trong cuộc đua gay cấn này. Một chuyên gia cho biết, giới lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy “mất mặt” nếu bị Mỹ đánh bại. Ảnh: China Daily. |
Đây là loại vaccine tái tổ hợp bằng cách sử dụng một loại virus hoặc vi khuẩn vô hại để đưa vật liệu di truyền của mầm bệnh vào cơ thể, để từ đó tạo ra kháng thể chống lại mầm bệnh. Ảnh: China Daily. |
Vaccine được phối hợp phát triển giữa AMMS do thiếu tướng Chen Wei, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc dẫn đầu và CanSino Biologics, một công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại Thiên Tân. Ảnh: China Daily. |
Các tình nguyện viên sẽ được cách ly 14 ngày để theo dõi sau khi tiêm vaccine. Loại vaccine tái tổ hợp này là ứng viên hàng đầu trong 9 phương pháp điều trị Covid-19 đang được các nhà khoa học Trung Quốc phát triển. Ảnh: China Daily. |
Các tình nguyện viên được sàng lọc kỹ về sức khỏe trước khi được chấp nhận thử nghiệm vaccine. Sau 14 ngày cách ly, khi cơ thể họ xuất hiện kháng thể chống virus corona, họ sẽ được cho về nhà và tiếp tục theo dõi trong 6 tháng. Ảnh: ECNS. |
Các tình nguyện viên phải ký vào mẫu đơn chấp nhận những rủi ro tiềm năng có thể xảy ra trong quá trình thử nghiệm vaccine. Mỗi tình nguyện viên được hỗ trợ 800 nhân dân tệ (112 USD) cho mỗi lần lấy máu. Họ tham gia một cách tự nguyện mà không có thêm khoản chi phí nào khác. Ảnh: Weibo. |
Theo WHO, khoảng 20 loại vaccine ngừa Covid-19 đang được phát triển trên khắp thế giới. Các quốc gia có nền y học hiện đại như Đức, Nhật Bản đã công bố các dự án của họ, nhưng Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia đầu tiên bước vào thử nghiệm lâm sàng. Ảnh: Weibo. |
Thiếu tướng Wei Chen (thứ 2 từ phải sang), người dẫn đầu chương trình phát triển vaccine được cho là tiêm mũi vaccine đầu tiên vào cơ thể của bà trước khi thử nghiệm trên các tình nguyện viên. Ảnh: Weibo. |