Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Thượng Hải vật lộn phân loại rác, sợ bị trừ điểm công dân

Quy định mới về phân loại rác thải được áp dụng đầu tiên với thành phố Thượng Hải. Cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền và "trừ điểm công dân".

Hai tuần qua, người dân Thượng Hải quay cuồng với một câu hỏi duy nhất là "Rác thải này thuộc loại nào?". Theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/7, người dân Thượng Hải phải phân loại rác theo 4 nội dung: ướt, khô, có thể tái chế và nguy hiểm.

Thành phố lớn nhất Trung Quốc này thải ra 22.000 tấn rác thải hộ gia đình mỗi ngày.

Điều khiến người dân "đau đầu" là các quy tắc phân loại còn nhập nhằng. Chẳng hạn như, xương gà là rác ướt nhưng xương lợn lại là rác khô. Pin điện thoại di động là chất thải độc hại, trong khi pin cũ là rác thải khô.

Thùng rác sau khi phân loại sẽ được chở đến những địa điểm chỉ định vào khung thời gian nhất định vào buổi sáng hoặc buổi tối.

Trung Quoc phan loai rac anh 1
Một phụ nữ phân loại rác ở Thượng Hải, xung quanh cô là các tình nguyện viên đang giám sát. Ảnh: Reuters.

Bài viết "Sự thật đằng sau việc phân loại rác khiến cư dân Thượng Hải quay cuồng" được lan truyền rộng rãi trên trang mạng xã hội phổ biến Sina Weibo của Trung Quốc. Một người dùng bình luận: "Mỗi ngày bạn thức dậy với một câu hỏi: hôm nay bạn sẽ có loại rác gì?".

Việc áp dụng quy định mới với thành phố 23 triệu dân nằm trong nỗ lực nâng cao ý thức phân loại rác của Trung Quốc. Đến năm 2020, Trung Quốc hy vọng đưa tỷ lệ đó lên tới 35% tại 46 thành phố và đến năm 2025 sẽ áp dụng trên toàn quốc.

Thượng Hải đã chuẩn bị cho điều này từ tháng 1. Chính quyền tổ chức các buổi huấn luyện phân loại rác đúng cách. Các áp phích hướng dẫn chi tiết treo khắp thành phố và có hẳn ứng dụng để trả lời các thắc mắc. Khoảng 30.000 tình nguyện viên được triển khai để giám sát việc phân loại rác kể từ khi quy định có hiệu lực.

Trung Quoc phan loai rac anh 2
Một tình nguyện viên giúp phân loại rác vào thùng rác tại ga đường sắt Hồng Kiều ở Thượng Hải. Ảnh: Getty.

Một số người thất vọng với quy định mới đã cam kết sẽ không nấu ăn hoặc mua đồ ăn về nhà. Ít nhất một người đã cố mang rác ra khỏi thành phố. Thậm chí, có người còn tấn công hướng dẫn viên phân loại rác và sau đó bị bắt giữ.

Đầu tháng 6, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi chính quyền địa phương có hành động quyết đoán hơn.

Mỗi cá nhân vi phạm có thể bị phạt 200 nhân dân tệ (30 USD) còn các công ty, doanh nghiệp đối mặt mức phạt từ 50.000-500.000 nhân dân tệ.

Trong tuần đầu tiên áp dụng quy định mới, 190 trường hợp đã bị phạt.

"Đây là những gì mọi người gọi là chủ nghĩa môi trường độc đoán. Nó là một kiểu độc tài sinh thái, một chế độ quản trị rất kỳ lạ nhưng có hiệu quả", ông Geoffrey Chun-Mush Chen, giảng viên khoa Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Xi'an Jiaotong-Liverpool ở Tô Châu, cho biết.

"Nhiều người dân sợ bị phạt bởi chính sách mới. Họ không được khích lệ đầy đủ rằng điều này tốt hơn cho môi trường", ông nói.

Người Nhật Bản chăm chỉ tái chế rác, nhưng nghiện dùng nylon gói hàng

Người Nhật thường được ca ngợi vì ý thức thu gom rác thải và cẩn thận trong việc phân loại rác thải để tái chế, nhưng thói quen dùng đồ nhựa đã ăn sâu vào lối sống của họ.

Người Anh ‘rùng rợn’ vì rau quả siêu thị là sản phẩm bóc lột nô lệ

Nạn buôn bán, bóc lột nô lệ hiện đại lan rộng đến mức khi mua hàng siêu thị, người Anh vô tình đang trả tiền cho tội phạm buôn người đã lừa gạt nạn nhân tới Anh làm việc như nô lệ.



Hà Lan

Bạn có thể quan tâm