Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người 'thư ký' đặc biệt cho Kim Jong-un

Khi lãnh đạo trẻ Triều Tiên ra mắt thế giới với bài diễn văn đầu tiên, cả thế giới sửng sốt. Điều thú vị là, bài diễn văn gây chấn động này được một người Anh tên là Michael Harrold biên tập. 

Người 'thư ký' đặc biệt cho Kim Jong-un

Khi lãnh đạo trẻ Triều Tiên ra mắt thế giới với bài diễn văn đầu tiên, cả thế giới sửng sốt. Điều thú vị là, bài diễn văn gây chấn động này được một người Anh tên là Michael Harrold biên tập. 

 
"Thư ký" đặc biệt của chính quyền Bình Nhưỡng.

Nhân dịp sinh nhật lần thứ 100 của ông nội, Chủ tịch Kim Nhật Thành, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un lần đầu tiên xuất hiện trên truyền hình trước cả hàng triệu người dân Triều Tiên lẫn cộng đồng thế giới với bài diễn văn do Michael Harrold, một người Anh hiệu chỉnh.

Harrold không phải là “người mới” đối với các nhà lãnh đạo Triều Tiên. Năm 1987, sau khi tốt nghiệp Đại học Leeds ở Anh, chàng thanh niên Harrold đưa ra một quyết định bước ngoặt trong đời, sang Bình Nhưỡng làm biên tập viên tiếng Anh và vinh dự được làm việc cho cả 3 đời lãnh đạo Triều Tiên từ Chủ tịch Kim Nhật Thành cho tới nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un hiện nay.

Trong 7 năm làm việc tại Bình Nhưỡng, Harrold dịch các bài phát biểu cũng như các cuốn sách của 2 nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il cho nhà xuất bản Nước ngoài của Triều Tiên.

Rời khỏi Bình Nhưỡng vĩnh viễn năm 1994, Harrold vẫn tiếp tục hợp tác với nhà xuất bản Nước ngoài và trở thành "thư ký" quan trọng của chính quyền Bình Nhưỡng dù sống và làm việc tại Bắc Kinh khi đảm nhiệm công vụ nhạy cảm, biên dịch các bài diễn văn, sách vở và các tài liệu tuyên truyền khác từ tiếng Triều Tiên sang tiếng Anh.

Theo Harrold, các ấn phẩm của Triều Tiên như Thời báo Bình Nhưỡng, KCNA chủ yếu chỉ dùng các biên tập ở trong nước vì thiếu các cơ sở hạ tầng liên lạc với các dịch giả nước ngoài như ông. Tuy nhiên, may mắn là Harrold lại có mối liên hệ đặc biệt với các nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Do đó, kể từ khi chuyển tới Bắc Kinh, dịch giả này vẫn được các phái đoàn Triều Tiên tại đây tin cậy và tìm đến nhờ dịch, biên tập các văn bản hoặc các bài phát biểu quan trọng. Harrold có một cộng sự tên là Paul White, một hướng dẫn viên du lịch từng làm việc tại lăng tưởng niệm Chủ tịch Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng.

“Về cơ bản, anh ấy và tôi cùng được giao trọng trách dịch, chỉnh sửa, biên tập tiếng Anh. Chúng tôi thường biên tập cho những cuốn sách, các bài diễn văn công khai hoặc các tư liệu quan trọng như tiểu sử, lý lịch. Đôi khi, một phái đoàn Triều Tiên tới tìm chúng tôi với một lượng lớn tài liệu, chẳng hạn, bao gồm tiểu sử về cố Chủ tịch Kim Jong-il. Trong trường hợp này, họ sẽ ở lại Bắc Kinh một tuần hoặc một tháng để đợi chúng tôi hoàn thành. Thông thường, phái đoàn Triều Tiên sẽ ghé qua văn phòng của chúng tôi một hoặc 2 lần một năm”, ông Harrold nhấn mạnh.

“Trong trường hợp cần biên tập một bài diễn văn được cho là đặc biệt quan trọng, phái đoàn Triều Tiên sẵn sàng công du chỉ vì mỗi chuyện này”, dịch giả đặc biệt cho biết thêm.

Hồi ức tươi đẹp về Triều Tiên trong thập niên 90

 
 Cuộc sống đời thường ở Triều Tiên.

Qua nhiều năm tiếp xúc và làm việc với những quan chức hàng đầu Triều Tiên, Harrold đã kịp ghi lại những ấn tượng của ông về giới lãnh đạo của đất nước bí ẩn bậc nhất thế giới trong hồi ký Đồng chí và những người xa lạ.

Harrold kể, thời còn ở Bình Nhưỡng, ông thường lẻn ra ngoài khám phá Thủ đô khi trời tối vì làm việc này ban ngày không tiện. Có những đêm, ông lén ra ngoài uống rượu, ăn kem với những người nước ngoài đến thăm Triều Tiên tại khách sạn Koryo.

Ông thậm chí còn đem lòng yêu một cô gái địa phương. Tuy nhiên, Harrold cũng thừa nhận, trong suốt 7 năm sống ngay trên đất Triều Tiên, ông vẫn thực sự không hay biết nhiều điều về đất nước bí ẩn này. Ông và nhiều người nước ngoài khác hiểu rằng, họ không bao giờ có thể hòa nhập được ở đất nước này.

“Trong suốt 7 năm, tôi bị cách ly, không được tiếp xúc với đời sống hiện thực của Triều Tiên. Tôi học ngôn ngữ tại một địa điểm được bảo vệ nghiêm ngặt và có một số người bạn người địa phương. Nhưng tôi vẫn không thể thâm nhập vào đất nước này trên mọi phương diện”, ông Harrold nhớ lại.

Thời kỳ Triều Tiên rơi vào khủng hoảng lương thực trong những năm 90, Harrold cho biết, cố Chủ tịch Kim Jong-il đã kêu gọi người dân thắt lưng buộc bụng, ngày ăn 2 bữa thay vì 3 bữa và xung quanh nhà khách dành cho những người nước ngoài, một bức tường lớn được xây dựng để ngăn những người tò mò, tọc mạnh tìm hiểu về những gì đang diễn ra.

Tuy nhiên, trên thực tế, theo Harrold, Triều Tiên sẵn lòng thân thiện hơn với Hàn Quốc và phần còn lại của thế giới hơn người ta vẫn nghĩ: “Cá nhân tôi cho rằng, Triều Tiên mong muốn mở cửa nhiều hơn, trên lĩnh vực thương mại, trao đổi, giao lưu văn hóa. Nhưng tôi không chắc phần còn lại của thế giới thực sự hiểu được nguyện vọng đó của Triều Tiên”.

Có một quy tắc thú vị mà các biên tập viên Triều Tiên phải nhớ đó là không bao giờ được viết hoa chữ S tên tiếng Anh của Hàn Quốc. Theo ông Harrold, đó hoàn toàn không phải là động thái xúc phạm đối với đất nước láng giềng mà Bình Nhưỡng quan niệm, Triều Tiên là một đất nước thống nhất, do đó, không được viết hoa chữ cái N và S tên tiếng Anh vì điều đó tạo cảm giác chia cách (South Korea và North Korea).

Giờ đây, sau nhiều năm xa Triều Tiên, Harrold cho biết, ông thực sự nhớ đất nước này, nhớ từng dòng sông, con suối, những ngọn núi và những con đường, bầu không khí yên bình và sạch sẽ ở đây. Trong tâm trí của ông, Triều Tiên là một đất nước “thú vị và không thể nào quên”.

“Dân Triều Tiên đều là những người rất tốt bụng, chất phác và thân thiện. Họ cũng rất hài hước. Chung quy lại, ấn tượng của tôi sau ngần ấy năm sống ở Triều Tiên là tích cực. Tôi có nhiều kỷ niệm không thể quên với những người bạn Triều Tiên mà tôi may mắn gặp được trong suốt thời gian đó”, ông Harrold chia sẻ.

Phương Đăng

Theo Infonet

Phương Đăng

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm