Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người thứ hai trên thế giới khỏi AIDS nhờ ghép tế bào gốc

Một người đàn ông ở London, Anh dường như không còn virus AIDS sau khi cấy ghép tế bào gốc. Các bác sĩ cho biết đây là trường hợp thành công thứ hai sau bệnh nhân ở Berlin, Đức.

Trường hợp của bệnh nhân ở London (Anh) được chuyên san Nature công bố trên mạng hôm 4/3 và sẽ được trình bày tại một hội nghị về HIV ở Seattle, Mỹ.

Theo AP, danh tính bệnh nhân chưa được xác định. Anh này được chẩn đoán nhiễm HIV vào năm 2003 và bắt đầu dùng thuốc để kiểm soát sự lây nhiễm vào năm 2012. Anh đã phát triển bệnh ung thư hạch Hodgkin vào năm đó và đồng ý ghép tế bào gốc để điều trị ung thư vào năm 2016.

Với đúng người hiến tặng, các bác sĩ của bệnh nhân này cho rằng anh có thể được chữa khỏi HIV, ngoài việc điều trị ung thư.

nguoi chua khoi AIDS anh 1
Timothy Ray Brown, còn được gọi là bệnh nhân Berlin, là người đầu tiên được chữa khỏi HIV hơn một thập kỷ trước. Ảnh: AP.

Các bác sĩ đã tìm thấy một người hiến tặng có đột biến gen có khả năng kháng HIV tự nhiên. Khoảng 1% những người có nguồn gốc từ Bắc Âu thừa hưởng đột biến từ cả cha và mẹ và miễn nhiễm với hầu hết HIV. Người hiến tặng có bản sao đôi của đột biến này.

Việc cấy ghép đã thay đổi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân ở London, mang lại cho anh đặc điểm đột biến và kháng HIV của người hiến tặng. Bệnh nhân đã tự nguyện ngừng dùng thuốc HIV để xem liệu virus có quay trở lại không và không nhận thấy dấu vết nào của virus sau 18 tháng ngưng dùng thuốc.

Liệu pháp cấy ghép tế bào gốc lần đầu thành công với Timothy Ray Brown, một người đàn ông Mỹ được điều trị ở Đức và vẫn không nhiễm HIV sau 12 năm điều trị. Cho đến bây giờ, Brown là người duy nhất được cho là đã được chữa khỏi HIV, loại virus gây ra bệnh AIDS.

Biện pháp cấy ghép như vậy là nguy hiểm và từng thất bại ở những bệnh nhân khác. Biện pháp này cũng không thực tế để áp dụng chữa trị cho hàng triệu người bị nhiễm bệnh.

Bác sĩ Keith Jerome thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, Mỹ cho biết trường hợp mới nhất "cho thấy việc chữa trị của Timothy Brown không phải là may mắn và có thể được tái tạo". Ông nói thêm rằng nó có thể dẫn đến một cách tiếp cận đơn giản hơn và có thể được sử dụng rộng rãi hơn.

Phụ nữ Congo phải đổi tình dục lấy vaccine ngừa virus Ebola

Một báo cáo mới đây tiết lộ nhiều phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên ở Cộng hòa Dân chủ Congo bị gạ gẫm quan hệ tình dục để đổi lấy vaccine ở những vùng đại dịch Ebola bùng phát.

Quan chức TQ tuyên bố mâu thuẫn về 12.000 chai huyết tương nhiễm HIV

Trong khi Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc yêu cầu thu hồi hơn 12.000 chai huyết tương phát hiện nhiễm HIV, Cơ quan Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia lại nói lô hàng âm tính với HIV.


Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm