“Tôi trải qua hai năm đầu tiên của cuộc sống mới trên một xứ sở mới toanh là Sài Gòn, trong một khu ký túc xá của trường đại học. Mọi thứ tưởng chừng êm ả trôi qua, nếu như duyên số không đưa tôi đến với căn nhà nhỏ của cô Mỹ Hạnh, để tôi biết được rằng giữa khu phố chợ tấp nập, lại có một góc nhỏ bình yên, giản dị mà ấm áp đến không ngờ” -Vũ Cát Tường mở đầu câu chuyện về người phụ nữ bí mật mà mình muốn tri ân nhân ngày 8/3 như thế.
“Không ruột rà máu mủ nhưng cô chăm sóc tôi tận tình như con ruột của mình”- Cát Tường kể về cô Mỹ Hạnh khi tham gia dự án Ghi lại khoảnh khắc người phụ nữ bạn yêu thương cùng Nokia Lumia. |
Rất bộc trực nhưng lại kín tiếng - ít khi nào người ta nghe Cát Tường kể chuyện đời tư của mình. Thế nhưng lần này Cát Tường đã mở lòng tâm sự về một “cô chủ nhà” mà mình đã gắn bó suốt thời gian qua. Gọi là “cô chủ nhà” thế thôi, nhưng cô xem Tường như con cháu trong nhà, lại còn hay mua đồ nấu cho Tường ăn mỗi khi thấy “cái thằng con gái” bụng đói meo mò về nhà sau những đêm diễn quan trọng của mùa thi The Voice vừa qua.
Đột nhập vào thăm góc nhỏ bình yên của Cát Tường, sẽ thấy bàn tay thu vén ngăn nắp của một người phụ nữ không phải mẹ, nhưng lại khiến Tường cảm nhận được nhiều tình cảm trìu mến. |
Tường kể: “Cô dành cho tôi một căn phòng nhỏ ở trên gác, căn phòng không rộng, nhưng bài trí hài hoà, tông màu trắng đơn giản và có một ô cửa sổ, cây đàn, để tôi có thể tìm về mỗi ngày. Ở đó, tôi có thể mở ban công ra và ngắm phố chợ nhộn nhịp. Tôi có thể chơi đàn cả ngày không ai than vãn. Tôi có thể biến tầm mắt của mình thành một giàn bông giấy xanh mát, để nắng có thể len lỏi trải dài trên giấy nhạc vào mỗi buổi sáng. Cô Hạnh lúc nào cũng hiền hoà, ân cần, và chăm sóc cho mấy đứa chúng tôi từ bữa cơm đến giấc ngủ. Cô ít nói, ít khi nào bộc lộ cảm xúc của mình ra ngoài, nhưng khi ở cùng nhau trong căn nhà nhỏ ấy, tôi chưa bao giờ thiếu cảm giác bình yên”.
Từ ngày có Cát Tường trong nhà, cô Mỹ Hạnh bắt đầu có thói quen đọc báo, xem show truyền hình để xem bữa nay có ai đưa tin gì liên quan đến đứa con ở trọ của cô không. |
Từ ngày Tường đi hát nhiều hơn, cô Hạnh có thêm được một thói quen mới, là ngồi ở bàn ăn tranh thủ những lúc không phải đi trực đêm để xem Cát Tường hát trên TV rồi mỉm cười đầy hãnh diện. Cô tin tưởng Tường đến mức giao hẳn một chiếc chìa khoá riêng để có thể chủ động giờ giấc đi lại. Khi được hỏi có bao giờ cô phàn nàn về giờ giấc thất thường của mình chưa, Tường cười toe kể lại: “Biết tôi yêu nghệ thuật, chưa bao giờ cô Hạnh phàn nàn hay ngăn cản. Cô ấy vẫn ân cần, hỏi han, nhắc nhở về chuyện ăn, chuyện uống, chuyện đi lại. Điều duy nhất khiến cô luôn phàn nàn và buông tiếng thở dài, chắc là chuyện...căn phòng tôi bừa bộn và không được gọn gàng. Cách cô ấy phàn nàn cũng... hiền dịu nữa, nên tôi chỉ cười tít mắt, gãi đầu gãi tai rồi đâu lại vô đó”.
Hàng xóm xung quanh cũng bất ngờ khi thấy một con nhóc đi ngoài đường khệnh khạng, miệng huýt gió nghêu ngao cũng chính là đứa chuẩn bị đi mua bánh ngọt về ăn mừng ngày 8/3 sớm với cô Mỹ Hạnh. |
Có vẻ như ẩn sau vẻ ngoài nghịch ngợm là một cái đầu “già trước tuổi”. Cát Tường trầm ngâm cho biết: “Tôi không giỏi trong việc lấy lòng người khác, cũng không khéo léo trong chuyện ăn nói, giao tiếp để có thật nhiều mối quan hệ xung quanh. Nhưng tôi tin rằng, với những người thương yêu đã đến và ở lại trong cuộc sống của tôi, tôi sẽ trân quý điều đó. Tôi chọn một ngày cuối tuần không hát, không đi xa, để có thể về sớm, dọn dẹp giúp cô Hạnh gian bếp, cắt một ít bánh ngọt chờ cô về, rồi hai cô cháu lại ngồi nói đủ chuyện trên trời dưới đất”.
Hạnh phúc với tôi thường xuyên đến từ sự giản dị, không tô vẽ. Và tôi mong những người mẹ, người chị, người cô xung quanh sẽ có một ngày 8/3 thật hạnh phúc. |
Cô ít nói, tôi cũng không phải là đứa bộc lộ cảm xúc nhiều ra bên ngoài. Nhưng trong thâm tâm tôi, tôi thầm cảm ơn cô Hạnh, đã cho tôi một nơi nương tựa bình yên giữa Sài Gòn rộng lớn này. Tôi biết ơn cô. Người mẹ thứ hai của mình.
Xem video clip Cát Tường tâm sự tại đây:
Tư liệu: Nokia