Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Người Palestine vỡ mộng vì lời hứa của Mỹ

Nhiều người Palestine thất vọng trước lời hứa của Mỹ về đảm bảo quyền lợi cho họ cũng như việc thúc đẩy giải pháp hai nhà nước. Họ cho rằng Washington chỉ hứa suông.

xung dot Trung Dong anh 1

Ông Abu A'asem pha từng bình cà phê đặc sản Arab tại gian hàng của mình, bất chấp trời mưa tầm tã. Gian hàng của ông - nằm ở trung tâm thành phố Ramallah - luôn bận rộn bất kể thời tiết. Tuy nhiên, tương lai của ông, với tư cách là một công dân Palestine, thì lại u ám như bầu trời phía trên, CNN đánh giá.

“Tôi đã 40 tuổi và tôi luôn chứng kiến những sự việc tương tự. Nhiều nhà lãnh đạo đã đến rồi đi và tình hình vẫn vậy”, ông nói.

Mặc dù Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas chỉ cách đó vài km hôm 31/1, A'asem nói ông chắc chắn rằng người Palestine không phải là ưu tiên hàng đầu của Washington.

“Chuyến thăm của ông ấy chỉ vì Israel. Ghé qua đây cũng là một phép lịch sự vì ông ấy ở trong khu vực này”, ông nói thêm.

Trong khi đó, chuyến thăm của ông Blinken diễn ra vào một tháng chứng kiến số người Palestine thiệt mạng vì lực lượng Israel ở mức cao nhất trong 8 năm.

Hôm 26/1, 10 người đã thiệt mạng trong cuộc đột kích của quân đội Israel vào một trại tị nạn ở thành phố Jenin. Chính quyền Israel cho biết mục đích của cuộc đột kích này là để loại bỏ các phần tử Hồi giáo cực đoan.

Căng thẳng nhanh chóng leo thang và ngày hôm sau, một người đàn ông Palestine đã bắn chết 7 người Israel bên ngoài giáo đường Do Thái.

Các nhà lãnh đạo thế giới đã kêu gọi kiềm chế trong bối cảnh bạo lực leo thang ở Bờ Tây và Đông Jerusalem, Al Jazeera đưa tin.

Ngoại trưởng Blinken đã tìm cách hạ nhiệt căng thẳng, ngay cả trước khi ông đến Israel, đồng thời củng cố cam kết chắc chắn của Mỹ đối với an ninh nước này. Vị ngoại trưởng cũng cho biết Mỹ, cụ thể là chính quyền Tổng thống Joe Biden, vẫn cam kết ủng hộ giải pháp "hai nhà nước (Palestine và Israel) cùng tồn tại".

"Lời hứa suông"

Phát biểu cùng ông Abbas ở Ramallah, ông Blinken cho biết trước tiên cần phải “thực hiện các biện pháp giảm leo thang, ngăn chặn bạo lực, giảm căng thẳng và cố gắng tạo nền tảng cho các hành động tích cực hơn trong tương lai”.

Tuy nhiên, ngoại trưởng Mỹ cũng cho rằng điều đó là “không đủ”. “Điều quan trọng nữa là tiếp tục phấn đấu không chỉ để giảm bạo lực mà còn đảm bảo rằng cuối cùng người Israel và người Palestine đều được hưởng các quyền và cơ hội như nhau", ông Blinken nói.

"Những gì chúng tôi đang chứng kiến ở người Palestine là một chân trời hy vọng đang bị thu hẹp lại, chứ không phải là một chân trời đang mở rộng. Chúng tôi tin rằng điều đó cần phải thay đổi", ông nói thêm.

Tuy nhiên, ông A'asem không đặt niềm tin vào nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ. Ông ấy có thể mang đến cho chúng tôi thứ gì đó nhưng tất cả chỉ là những lời hứa suông, ông A'asem cho biết. “Kể từ tôi mới vào nghề, tôi đã nghe nhiều lời hứa tương tự. Chúng đều là những lời hứa suông và thất bại”.

Ở cuối đường, mùi hạt điều và hạnh nhân được rang tại cửa hàng của ông Rifa’at Yousuf đã xua tan không khí lạnh giá của mùa đông. Tuy nhiên, ông cũng không lạc quan.

xung dot Trung Dong anh 2

Ông Blinken phát biểu trong cuộc họp báo tại Jerusalem vào ngày 31/1. Ảnh: Reuters.

“Mọi thứ ngày càng tồi tệ hơn”, ông Yousuf, 44 tuổi, nói về chính sách của Mỹ đối với người Palestine.

Trong tuần này, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố rằng Israel sẽ “mở rộng” các khu định cư để đáp trả những vụ tấn công bằng súng ở Jerusalem, một lập trường mà ông Blinken đã phản đối hôm 31/1.

Người Palestine cảm giác bị bỏ rơi

Trả lời phỏng vấn với CNN, ông Netanyahu cho biết khi cuộc xung đột Arab - Israel (kết thúc) một cách hiệu quả, "tôi nghĩ chúng ta sẽ quay trở lại với Palestine và đạt được một nền hòa bình khả thi với họ”.

Khi được hỏi về những nhượng bộ mà Israel sẽ dành cho các vùng lãnh thổ của Palestine, ông Netanyahu đáp: “Tôi chắc chắn sẵn sàng để họ có tất cả quyền mà họ cần để tự quản lý. Tuy nhiên, không một cường quốc nào có thể đe dọa (chúng tôi) và điều này đồng nghĩa Israel phải có trách nhiệm cao nhất về an ninh”.

Sự vỡ mộng, tuyệt vọng và cảm giác bị bỏ rơi là điều khó chấp nhận được đối với hầu hết người dân ở Ramallah. Điều đó thậm chí còn đặc biệt khó khăn đối với thanh niên Palestine, những người không nhìn thấy tương lai cho người dân và bản thân.

Giới phân tích nhận định những lời hứa của chính phủ Israel về việc họ sẽ đáp trả bạo lực bằng “nắm đấm sắt”, cùng với sự tuyệt vọng của nhiều người ở Gaza và Bờ Tây, đã biến khu vực này thành một thùng thuốc súng với ngòi nổ ngày càng ngắn.

Trong khi đó, Nihad Omar, 18 tuổi, khẳng định rằng người Palestine có thể và sẵn sàng chịu đựng rất nhiều áp lực.

Hanan Ashwari, cựu thành viên của ủy ban điều hành của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), nhận định sự thất vọng đối với Mỹ và Israel của nhiều người dân Palestine là có cơ sở.

xung dot Trung Dong anh 3

Khói lửa bốc lên trong các cuộc không kích của Israel ở thành phố Gaza ngày 2/2. Ảnh: Reuters.

"Ông Blinken muốn hội nhập Israel với khu vực, đồng nghĩa với việc gạt người Palestine sang một bên, ủng hộ Israel và bình thường hóa việc chiếm đóng. Sau đó, họ nói về việc ủng hộ giải pháp hai nhà nước, họ vỗ vai nhau và về nhà”, bà Ashwari nói.

Bà Ashwari nhận định Mỹ đang đứng sang một bên và cho phép giải pháp hai nhà nước bị phá hủy. Bên cạnh đó, bà Ashwari cho biết họ không chỉ vỡ mộng với Mỹ, mà còn với giới lãnh đạo Palestine hiện tại.

Tuy nhiên, một số người vẫn ghi nhận công lao của ông Abbas và sự lãnh đạo của ông. “Giới lãnh đạo Palestine cố gắng mang lại giải pháp cho người dân Palestine, nhưng họ phải đối mặt với nhiều thách thức”, ông A'asem cho hay.

Trên đường phố Ramallah, người Palestine nhận thấy thực tế rằng triển vọng về giải pháp hai nhà nước đang dần mờ đi.

“Chúng tôi hy vọng về một giải pháp hai nhà nước nhưng những gì chúng tôi nhìn thấy ở đường chân trời và dưới mặt đất là không có gì cho thấy giải pháp hai nhà nước là khả thi”, ông Yousuf nói.

Vấn đề Trung Đông

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này…

>>Độc giả có thể đọc thêm tại đây.

Cặp vợ chồng bỏ lại con sơ sinh ở sân bay Israel vì không có vé

Một cặp vợ chồng đã bỏ con mình tại quầy làm thủ tục ở sân bay tại Tel Aviv, Israel sau khi đến mà không đặt vé trước cho đứa trẻ.

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Đông giữa căng thẳng Israel - Palestine

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Ai Cập vào ngày 30/1, bắt đầu chuyến thăm Trung Đông với một trong những mục tiêu chính là hạ nhiệt căng thẳng giữa Israel và Palestine.

Vân Đinh

Bạn có thể quan tâm