Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Pa Cô đâm trâu trong lễ hội 10 năm mới có một lần

Arieu Ping hay Lễ rượu lăng, Lễ bốc mả là lễ hội truyền thống của người Pa Cô được tổ chức ít nhất 10 năm một lần. Trong dịp này, người Pa Cô cất bốc hài cốt, đâm trâu tế tổ tiên.

Người Pa Cô đâm trâu trong lễ Arieu Ping Lễ Arieu Ping của người Pa Cô có phần đâm trâu, bò để hiến tế cho linh hồn những người đã khuất tồn tại từ hàng trăm năm trước cho đến nay.
Le boc ma cua nguoi Pa Co,  Nguoi Pa Co dam trau trong dip le Arieu Ping anh 1
Arieu Ping (được dịch là Rượu Lăng) có nghĩa là Hội rượu làm lăng hay Lễ bốc mả, một lễ hội truyền thống của người Pa Cô sinh sống dọc trên các dãy núi Trường Sơn, từ huyện Đakrông (Quảng Trị) đến huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế).
Le boc ma cua nguoi Pa Co,  Nguoi Pa Co dam trau trong dip le Arieu Ping anh 2
Theo phong tục của người Pa Cô, sau hơn 10 năm trở lên, tùy theo điều kiện kinh tế của từng bản làng mà Lễ hội Arieu Ping được tổ chức để cất bốc hài cốt, phần mộ của những người đã khuất để quy tập về chôn cất một chỗ. Năm 2017, lễ Arieu Ping được tổ chức tại làng A Đăng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, Quảng Trị. Lễ hội được tổ chức với 7 công đoạn và 19 nội dung hoạt động cơ bản như nghi lễ cất bốc và an táng hài cốt cho người đã khuất; cúng tế; lễ đâm trâu hiến tế…
Le boc ma cua nguoi Pa Co,  Nguoi Pa Co dam trau trong dip le Arieu Ping anh 3
Arieu Ping được tổ chức trong 3 ngày 8-10/7, thu hút hàng nghìn người Pa Cô ở huyện Đakrông về dự, góp vui.
Le boc ma cua nguoi Pa Co,  Nguoi Pa Co dam trau trong dip le Arieu Ping anh 4
Trong những ngày diễn ra lễ Arieu Ping, người Pa Cô liên tục giết gà, lợn, dê, mở tiệc rượu để thết đãi khách đến với bản làng.
Le boc ma cua nguoi Pa Co,  Nguoi Pa Co dam trau trong dip le Arieu Ping anh 5
Ban tổ chức Arieu Ping còn ghép thêm cả những tiết mục văn nghệ, bắn nỏ, ném vòng bắt duyên để lễ hội thêm phần phong phú, hấp dẫn.
Le boc ma cua nguoi Pa Co,  Nguoi Pa Co dam trau trong dip le Arieu Ping anh 6
Trong ngày thứ nhất của Lễ Arieu Ping, người Pa Cô ở làng A Đăng đã cất bốc phần hài cốt của những người đã chết 10 năm trở lên về để tạm trong những lán nhở được gọi là Ưng Trạp trước khi đưa đi chôn cất tại một nơi cố định giống như lăng mộ. Con cháu tụ tập trong Ưng Trạp thắp hương, đánh trống suốt ngày đêm để tưởng nhớ người đã khuất.
Le boc ma cua nguoi Pa Co,  Nguoi Pa Co dam trau trong dip le Arieu Ping anh 7
Ngoài trâu, bò được hiến tế chung cho những linh hồn người đã khuất, các dòng họ còn dành cho từng người trong gia đình những con dê để hiến tế. Kinh phí để mua trâu bò được trích từ phần đóng góp của dân làng và một phần từ ban tổ chức là UBND xã, các nguồn vận động khác.
Le boc ma cua nguoi Pa Co,  Nguoi Pa Co dam trau trong dip le Arieu Ping anh 8
Ông Kray Sức, cán bộ văn hóa xã Tà Rụt, người làm tổng đạo diễn lễ Arieu Ping cho biết tiết mục đâm trâu bò được già làng, trưởng bản bàn bạc kỹ lưỡng và hỏi ý kiến người dân rồi mới đưa vào chương trình. "Lễ đâm trâu bò để hiến tế linh hồn người đã khuất được xem là phần không thể thiếu trong lễ Arieu Ping, có lịch sử từ hàng trăm năm trước", cán bộ người Pa Cô nói.
Le boc ma cua nguoi Pa Co,  Nguoi Pa Co dam trau trong dip le Arieu Ping anh 9
Sau khi giết trâu bò, dê hiến tế, người Pa Cô sẽ tổ chức lễ tế, mở tiệc mời các linh hồn người đã khuất về chung vui. Ngày cuối của lễ Arieu Ping sẽ là phần đưa những hài cốt trong các nhà Ưng Trạp về chôn cất trong các lăng mộ để họ yên nghỉ vĩnh hằng.

Lễ đâm trâu kéo dài nửa tháng ở vùng cao

Mừng mùa màng bội thu hay bớt đau ốm, cầu mong sức khỏe, đồng bào huyện vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi) tạ ơn thần linh bằng lễ đâm trâu, ăn uống kéo dài nhiều ngày.

Văn Được

Bạn có thể quan tâm