Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lễ đâm trâu kéo dài nửa tháng ở vùng cao

Mừng mùa màng bội thu hay bớt đau ốm, cầu mong sức khỏe, đồng bào huyện vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi) tạ ơn thần linh bằng lễ đâm trâu, ăn uống kéo dài nhiều ngày.

Dam trau,  doi ngheo,  huyen vung cao Son Tay anh 1
Hàng năm, từ tháng 3 đến tháng 4, dân làng huyện vùng cao Sơn Tây tổ chức làm cây nêu, đâm trâu cúng thần linh cầu mong mùa màng bội thu, sức khỏe. Ông Đinh Văn Ơn - Chủ tịch UBND xã Sơn Tân cho biết, tập tục đâm trâu có từ lâu đời. Mỗi dịp tháng 3, các loại hoa gạo, K'Lung nở rộ, người dân đi hái về làm cây nêu. Đúng ngày tạ ơn với tổ tiên, thần linh thì họ tổ chức lễ đâm trâu. Dân làng đến giúp trang trí làm cây nêu cao khoảng 14 m, dọn khoảng sân rộng phục vụ cho dịp lễ này.

 

Dam trau,  doi ngheo,  huyen vung cao Son Tay anh 2
Hàng chục thanh niên vất vả đưa con trâu đến buộc cố định vào cây nêu. Khác với nhiều địa phương khác, dân làng vùng cao Sơn Tây tổ chức lễ "cúng trâu" kéo dài suốt nửa tháng.
Dam trau,  doi ngheo,  huyen vung cao Son Tay anh 3
Ông Đinh Văn Kim (ngụ xã Sơn Tân) cho hay, tùy theo gia đình, chi phí lễ đâm trâu tốn từ 60 đến 150 triệu đồng. "Mừng mổ mắt nhìn thấy ánh sáng trở lại, năm nay tôi tạ ơn thần linh bằng lễ cúng trâu. Ngoài vật hiến tế là con trâu 4 tạ, gia đình còn giết thịt 4 con heo, hàng chục con gà cùng 100 lít rượu đãi dân làng ăn uống hơn 10 ngày", ông thổ lộ.
Dam trau,  doi ngheo,  huyen vung cao Son Tay anh 4
Thầy cúng "làm phép" cầu mong sức khỏe cho các thành viên gia đình ông Đinh Văn Nhiếu (ngụ xã Sơn Dung) trong ngày lễ đâm trâu.
Dam trau,  doi ngheo,  huyen vung cao Son Tay anh 5
Ông Đinh Văn Nhiếu bên con trâu hiến tế thần linh. "Do vợ, con đau ốm thường xuyên, tôi quyết định làm lễ đâm trâu để cầu mong sức khỏe cho cả nhà. Dù mình dù nghèo khó đến mấy cũng phải làm, tục lệ của làng từ xưa đã vậy rồi", ông Nhiếu nói.
Dam trau,  doi ngheo,  huyen vung cao Son Tay anh 6
Trẻ em tụ tập gõ cồng chiêng trong ngày lễ. Ông Đinh Nguyễn Trân, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Dung thống kê, từ tháng 3 đến cuối tháng 4, ở địa phương có ít nhất 10 hộ dân tổ chức lễ đâm trâu. Mỗi gia đình chi phí cho lễ từ 50 đến 100 triệu đồng chiêu đãi dân làng ăn uống, vui chơi.
Dam trau,  doi ngheo,  huyen vung cao Son Tay anh 7
Trước khi diễn ra lễ đâm trâu, từ chiều tối hôm trước, con vật hiến tế được đưa vào buộc ở cây nêu. Các thành viên gia đình chủ lễ cùng dân làng thay nhau đi vòng quanh nhảy múa, gõ cồng chiêng suốt đêm. Rạng sáng hôm sau, các trai làng mới thực hiện nghi thức đâm trâu.
Dam trau,  doi ngheo,  huyen vung cao Son Tay anh 8
Nhóm trai làng cầm những cây giáo dài có mũi thép sắc nhọn chuẩn bị cho nghi thức đâm trâu.
Dam trau,  doi ngheo,  huyen vung cao Son Tay anh 9
Trong lúc diễn ra nghi thức đâm trâu, nhiều người múc nước tạt vào con vật hiến tế thần linh cầu mong sức khỏe cho gia đình chủ lễ. 
Dam trau,  doi ngheo,  huyen vung cao Son Tay anh 10
Theo quan niệm của đồng bào nơi đây, trâu càng lâu chết thì gia đình càng dồi dào sức khỏe.
Dam trau,  doi ngheo,  huyen vung cao Son Tay anh 11
Kết thúc lễ đâm trâu, con vật được xẻ thịt cho vào nồi nấu đãi cả làng ăn uống suốt nhiều ngày. S

uốt gần 14 ngày, cả gia đình chủ lễ và dân làng tạm gác hết mọi việc nương rẫy. Không ít chủ nhà sau lễ đâm trâu đối mặt với nợ nần, phải đi làm thuê kiếm sống qua ngày.

13 ngày trong lễ đâm trâu ở Sơn Tây

Theo tập tục, mỗi gia đình ở huyện vùng cao Sơn Tây tổ chức lễ đâm trâu thường kéo dài 13 ngày. Ngày thứ nhất, chủ hộ dọn dẹp nhà cửa, thông báo bà con ở xa gần về dự lễ cúng trâu; sau đó giết một con heo cúng báo tổ tiên, cha mẹ.

Ngày thứ 2, gia chủ lấy lúa đi xay, nấu rượu cần. Ngày thứ 3, nhờ dân làng dựng nêu. Ngày thứ 4, đưa trâu từ rừng về làm lễ cúng. Ngày thứ 5, họ làm lễ thông báo cho ông bà, cha mẹ và những người đã mất; mời thần mặt trời mặt trăng.

Ngày thứ 6, người làng bắt đầu kéo về nơi làm lễ. Ngày thứ 7, bắt đầu giết heo, gà ăn uống, nhảy múa thâu đêm. Sáng sớm ngày thứ 8, lễ đâm trâu chính thức bắt đầu, tiếp tục ăn uống. Ngày 9 và 10, chủ nhà cùng dân làng ăn uống phần đầu và lòng, thịt của con vật hiến tế. Ngày thứ 11, gia chủ đưa thầy về nhà cúng.

Ngày thứ 12, gia chủ trả thù lao cho thầy, thường là cái đuôi và một cái đùi trâu. Ngày thứ 13, gia chủ mời những người thân quen, giúp đỡ nhiều trong những ngày qua ăn uống. Sau đó, dân làng lên rẫy làm trả công một ngày lao động cho chủ lễ đâm trâu.

Minh Hoàng

Bạn có thể quan tâm