Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bỏ nghi thức đâm trâu trong lễ hội văn hoá ở Đắk Lắk

Sau khi có ý kiến của cơ quan chức năng, lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc tại Buôn Đôn (Đắk Lắk) sẽ bỏ phần đâm trâu như mọi năm.

Ngày 24/2, ông Tạ Văn Hợp - Chánh văn phòng UBND huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) cho biết Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc của địa phương năm nay sẽ bỏ phần lễ đâm trâu. Theo đó, lễ hội sẽ diễn ra từ 12 đến 14/3 tại Nhà văn hóa cộng đồng xã Krông Ana.

"Sau khi có ý kiến chỉ đạo của cơ quan chức năng về việc bỏ các lễ hội mang hình ảnh dã man, địa phương đã lấy ý kiến các ban ngành. Tất cả mọi người đều ủng hộ bỏ nghi thức này. Tuy nhiên, để giữ nét truyền thống, địa phương sẽ tái hiện việc đâm trâu bằng nghi lễ nhảy múa tượng trưng", ông Hợp nói.

Lễ hội đâm trâu năm 2014. Ảnh: M. Q

Vị chánh văn phòng thông tin thêm, lễ hội gồm 3 phần với các nghi thức như cúng bến nước, cúng sức khỏe cho voi, liên hoan văn hóa cồng chiêng… Đặc biệt, huyện sẽ huy động khoảng 18 con voi để tổ chức đua, bơi, đá bóng; tái hiện cảnh săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.

Vào các năm trước, địa phương đều tổ chức đâm trâu để dâng lên Giàng (trời) và các đấng thần linh. Vì theo quan niệm của đồng bào Tây Nguyên, khi Giàng và các thần linh nhận lễ vật, nhất là trâu thì sẽ giúp dân làng tránh được rủi ro, bệnh tật, không bị “chết xấu”, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no.

Lễ hội được tổ chức định kỳ 2 năm/lần, vào các năm chẵn.

Chọi trâu Hải Lựu mang tinh thần thượng võ của người Việt cổ

Vĩnh Phúc là vùng đất cổ, có bề dày văn hóa, lịch sử. Lễ hội chọi trâu lâu đời ở đây diễn ra ngay sau ngày rằm tháng Giêng.


Tây Nguyên

Bạn có thể quan tâm