Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người nuôi cá tra được cứu sau vụ sếp công ty thủy sản đi nước ngoài

Lãnh đạo công ty thuỷ sản đi nước ngoài chữa bệnh đã để lại một khoản nợ lớn cho nông dân trong chuỗi liên kết nuôi cá tra tại An Giang.

Tổ xử lý dự án chuỗi liên kết dọc cá tra tại An Giang (do UBND tỉnh An Giang lập ra) vừa có buổi làm việc với 12 hộ dân trong chuỗi liên kết dọc cá tra và Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh An Giang (Agribank An Giang).

Buổi làm việc thông qua dự thảo lần 4 phương án xử lý khoản cho vay thí điểm của các hộ nuôi trong dự án này.

Với phương án này, đại diện Tổ xử lý cho biết sẽ sử dụng nguồn thu đ xử lý khoản nợ vay trong chuỗi liên kết, là từ nguồn hoàn thuế VAT trong năm 2015 và năm 2016 của Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An (viết tắt là công ty Thuận An). 

Cong ty Thuan An anh 1
Nông dân nuôi cá tra trong chuỗi liên kết lâm vào nợ nần. Ảnh M.A.

Số thuế được hoàn từ 3 nguồn là khoảng 14,9 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được chi trả cho những hộ nông dân có giá trị cá nuôi trong chuỗi bán cho Thuận An lớn hơn phần nợ vay ở Agribank An Giang, và có 4 hộ thuộc dạng này.

Sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt phương án, sẽ xác nhận nợ giữa 3 bên. Sau đó, Agribank An Giang và người nuôi cá sẽ thực hiện hoàn tất cấn trừ nợ.

 Agribank An Giang sẽ thực hiện việc giải chấp tài sản thế chấp ca 4 hộ nuôi.

Đối với 6 hộ có nợ vay lớn hơn giá trị giao cá (chêch lệch là trên 20,9 tỷ đồng), khi được Ngân hàng nhà nước Việt Nam phê duyệt phương án sẽ hoàn tất việc xác nhận nợ.

Sau đó, gia Agribank và hộ nuôi cá thực hiện việc cấn trừ nợ. Tiếp theo, Agribank An Giang thực hiện việc giải chấp tài sản thế chấp cho các hộ này.

Đối với 2 hộ nuôi cá còn lại do có quan hệ công nợ riêng với Thuận An, Agribank An Giang sẽ có phương án xử lý riêng từng trường hợp.

Tính đến ngày 28/2, tổng dư nợ của 12 hộ dân là hơn 129,4  tỷ đồng.

Ông Võ Nguyên Nam, Giám đốc Sở Công Thương An Giang, Tổ trưởng tổ xử lý, cho biết tổ sẽ có văn bản trình Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận phương án nói trên, nếu được thông qua sẽ tiến hành thực hiện ngay.  

Trước đó, từ năm 2011, tỉnh An Giang đã lên chương trình thí điểm cho 3 doanh nghiệp thành lập chuỗi liên kết dọc trong sản xuất cá tra.

Sau khi lập dự án cụ thể, Công ty Thuận An xúc tiến việc triển khai chuỗi. Đầu năm 2014, công ty tiếp tục đề xuất, đồng thời được UBND tỉnh kiến nghị nên sau đó Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho công ty được vay tín chấp 234 tỷ đồng từ Agribank An Giang, để thực hiện dự án.

Cong ty Thuan An anh 2
Công ty Thuận An. Ảnh M.A.

Công ty này được vay ưu đãi 7%/năm để mở rộng vùng nguyên liệu riêng, đồng thời liên kết với một số hộ nuôi. Tổng diện tích mặt nước thực hiện dự án là 113,5 ha, tổng vốn Thuận An vay trên 650 tỷ đồng từ Argibank An Giang để thực hiện dự án.

Hình thức của chuỗi liên kết này là nông dân được vay vốn từ Agribank An Giang nhưng không nhận tiền mặt, mà thông qua việc nhận thức ăn nuôi cá được Argibank trả thay…

Cá nuôi đến kỳ thu hoạch được Thuận An bao tiêu, sau đó công ty này thanh toán tiền cho người nuôi sau khi trừ tiền mua thức ăn mà các hộ dân đã nhận trong vụ nuôi, do ngân hàng trả trước đó.

Tuy nhiên, từ tháng 11/2016, Tổng giám đốc Công ty Thuận An là bà Nguyễn Thị Huệ Trinh ra nước ngoài công tác đến nay vẫn chưa về  khiến các hộ nuôi cá lâm vào cảnh lao đao. Họ bị ngân hàng bắt trả hết nợ mà nơi này đã trả cho nông dân khi mua thức ăn.

Ba giám đốc doanh nghiệp bị đề nghị truy tố tội tham ô

Lợi dụng chức vụ, Chi chỉ đạo cấp dưới làm khống hồ sơ, thông đồng với doanh nghiệp gây thiệt hại ngân sách gần 4 tỷ đồng.



Minh Anh

Bạn có thể quan tâm