Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người nước ngoài rời bỏ thị trường BĐS Singapore vì thuế quá cao

Nhu cầu mua nhà của người nước ngoài ở Singapore đã giảm đáng kể trong tháng 5. Nguyên nhân là mức thuế bổ sung lên tới 60% đối với khách hàng ngoại quốc.

Theo Bloomberg, việc Singapore tăng thuế đối với bất động sản đã kéo tụt nhu cầu của người mua nước ngoài.

Theo tính toán của Savills Singapore dựa trên dữ liệu của Cơ quan Tái phát triển Đô thị, các khách hàng nước ngoài chỉ mua 57 căn hộ tư nhân trong tháng 5, giảm 50% so với tháng 4.

Cuối tháng 4, chính quyền Singapore đã tăng gấp đôi thuế bất động sản đối với người mua nước ngoài lên 60%. Động thái này nhằm kìm hãm đà tăng phi mã của giá nhà.

Động thái phủ đầu

Chính phủ cho biết chính sách này là một "động thái phủ đầu", bởi nhu cầu đầu tư vào bất động sản nhà ở có thể tiếp tục đi lên theo nhiều cách khác nhau.

Theo Savills Plc, với mức thuế bổ sung 60% mà người nước ngoài phải trả khi mua một căn nhà ở Singapore, thuế bất động sản cho người nước ngoài tại thành phố này đã vượt xa Hong Kong, London hay New York.

Để mua một căn nhà trị giá 5 triệu USD ở Singapore, một người mua nước ngoài sẽ phải trả tổng cộng 65% tiền thuế, tương đương 3,25 triệu USD. Trong khi đó, theo dữ liệu của Savills, tỷ lệ này ở New York và London là 4% và 15%.

Mức thuế tại Singapore cũng cao gấp đôi Hong Kong và Vancouver.

Những thành phố châu Á - Thái Bình Dương có giá thuê nhà cao nhất
Dữ liệu: ULI
NhãnSingaporeNhà riêng ở SydneyChung cư ở SydneyHong KongNhà riêng ở Brisbane

USD/tháng 25961958173216861657

Theo Bloomberg Intelligence, Hong Kong có thể hưởng lợi từ sự thay đổi về chính sách của Singapore, nhất là trong việc thu hút các khách hàng từ Trung Quốc đại lục.

Hong Kong tính thuế bất động sản 30% đối với người mua nước ngoài. Nhưng sau khi định cư tại đây, các khách hàng có thể được hoàn lại hoàn toàn hoặc phần lớn tiền thuế. Đây là một trong những nỗ lực thu hút nhân tài của thành phố.

Giá nhà ở Hong Kong đã giảm đáng kể trong năm ngoái. Nguyên nhân là lãi vay mua nhà đi lên. Vào tháng 10/2022, giá nhà tại thành phố này rơi xuống mức thấp nhất 5 năm do chi phí vay tăng cao kìm hãm nhu cầu.

Nỗ lực kìm hãm giá nhà

Giới nhà giàu đã đổ về Singapore trong những năm qua, từ đó đẩy giá nhà và chi phí thuê nhà lên cao, làm dấy lên lo ngại về việc giá tăng nhanh hơn các yếu tố cơ bản của nền kinh tế.

Ở đảo quốc sư tử, số văn phòng gia đình - chuyên quản lý tài sản cho giới nhà giàu - đã tăng từ 8 văn phòng hồi năm 2017 lên 221 văn phòng vào năm 2020. Tính đến cuối năm 2021, con số này đạt khoảng 700 văn phòng và vẫn tiếp tục gia tăng.

CNBC đưa tin theo báo cáo mới của Viện Đất Đô thị (ULI), giá nhà ở tại Singapore đã vượt Hong Kong và cao nhất châu Á - Thái Bình Dương. Cụ thể, giá nhà trung bình của Singapore là 1,2 triệu USD, cao hơn 1,16 triệu USD ở Hong Kong.

Theo báo cáo, giá thuê nhà trung bình tại Singapore cũng lên tới 2.600 USD, vượt xa các thành phố khác như Sydney, Melbourne và Hong Kong.

Giá thuê nhà tại Singapore đã tăng gần 30% trong năm ngoái. Theo ULI, nguyên nhân là dòng người đổ về Singapore, tốc độ hoàn thiện các dự án nhà ở chậm lại và người trẻ tuổi ra ở riêng.

Tỷ lệ giá nhà ở tư nhân trên thu nhập trung bình hàng năm tại Singapore là 13,7. Theo báo cáo ULI, một thị trường nhà ở được coi là vượt quá khả năng chi trả khi tỷ lệ giá nhà trung bình trên thu nhập hộ gia đình mỗi năm vượt quá mức 5.

Nhưng đối với nhà ở xã hội, tỷ lệ này chỉ là 4,7 dù giá nhà đã tăng 7,9% trong năm 2022.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Khách sạn Dubai bán dịch vụ tiệc bay giá 14.000 USD/giờ

Một khách sạn ở Dubai đang cung cấp dịch vụ máy bay riêng với mức giá 14.000 USD/giờ bay. Máy bay còn được thiết kế riêng cho những bữa tiệc trên trời.

Vũ Hán chật vật đòi nợ

Tình hình tài chính của các chính quyền tỉnh, thành phố tại Trung Quốc đã xấu đi đáng kể sau đại dịch. Riêng Vũ Hán mắc kẹt trong khoản nợ khó đòi lên tới 14 triệu USD.

Giá điện giảm, châu Âu trở lại đúng hướng

Năm ngoái, châu Âu thậm chí phải mở lại các nhà máy nhiệt điện than để đối phó với khủng hoảng năng lượng. Nhưng giờ đây, khối này đã trở lại đúng hướng.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm