Điều chưa ai dám làm
Quy cách hoạt động của quán cơm chay Đại Ngàn (số 3, đường Ngụy Như Kon Tum, quận Thanh Xuân, Hà Nội) vô cùng lạ lẫm. Đồng hồ điểm 11h trưa, từ cụ già móm mém, bác xe ôm mặt lấm bụi đường, anh công chức, cháu học sinh, thậm chí cả những quý ông, quý bà tiền tiêu như nước cũng đến xếp hàng để thưởng thức một bữa cơm chay miễn phí. Chủ quán là ông Trần Văn Thái (quê ở xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang).
Ở đó không có sự phân biệt. Người giàu hay kẻ nghèo đều như nhau. Họ phải tự phục vụ mình, từ lấy bát đĩa, đơm cơm, gắp thức ăn rồi trả bát đĩa về khu vực đã được quy định sau khi ăn xong. Lấy bao nhiêu đồ ăn tùy ý, nhưng chẳng ai để rơi rớt một hạt cơm, cọng rau thừa.
Bà Trần Thị Hoa cảm kích tấm lòng của ông Thái nên tình nguyện giúp việc ở quán cơm chay Đại Ngàn sau khi nghỉ hưu. |
Khi ghế ngồi đã chật, vẫn còn người đến ăn, ai khỏe mạnh tự nguyện nhường chỗ cho cụ già, trẻ nhỏ; cánh mày râu chấp nhận ăn cơm đứng, nhường chỗ cho phụ nữ liễu yếu đào tơ. Không có người điều hành, chỉ đạo hay nội quy ràng buộc, mọi thứ vẫn diễn ra trong yên lặng, trật tự và chan chứa yêu thương.
Chiêu đãi khoảng 400 người ăn mỗi ngày, tiền ấy lấy đâu ra? Ông Thái chỉ tay vào chiếc hòm gỗ ghi 4 chữ “tùy hỉ công đức” ở vị trí khá kín đáo phía trong quán bảo: "Tôi tự bỏ tiền túi ra, cộng thêm khách hàng ủng hộ".
"Hà Nội là đất tranh mua, tranh bán nhưng vẫn chưa 'tuyệt chủng' người tốt đâu. Có bà ở mãi tận quận Tây Hồ, thuê taxi hàng chục cây số hết 250.000 đồng để xếp hàng ăn một suất cơm trị giá chỉ khoảng 30.000 đồng. Những người ấy không đói cũng chẳng khát. Họ muốn thưởng thức một 'bữa cơm tinh thần' và san sẻ gánh nặng cùng tôi để quán cơm không 'chết', những người kém may mắn hơn mình có điểm tựa trong cuộc đời", ông Thái nói.
Lúc khốn khó, người ta được ăn một bữa cơm không phải trả tiền mới thấy giá trị của lòng tốt. Mai đây, các cháu sinh viên ra trường và thành đạt, gặp những số phận bất hạnh, thiện tâm sẽ thức dậy. Bác xe ôm thấy kẻ lạc đường bỏ chút tiền xăng chở người ta đến đích… Những giá trị đó không mua được bằng đồng tiền.
Lãi ở tâm con người
Ông Thái từng là Giám đốc một công ty chuyên sản xuất ván sàn từ nguyên liệu gỗ cọ ở Tuyên Quang. Thời hội nhập, việc huy động vốn ngân hàng khó khăn, sản xuất đình trệ kéo dài dẫn đến phá sản. Ông phải thanh lý toàn bộ khu xưởng và máy móc 15 tỷ đồng để trả nợ.
Khủng hoảng tâm lý, một thời gian dài ông đi thăm chùa chiền từ Nam ra Bắc. Ở chốn thiền môn, đọc nhiều kinh Phật, ông ngộ ra giá trị lớn nhất của đời người là niềm tin. “Giống như ta ngồi chờ xe bus, xe đến trước vụt qua quá nhanh, ta không tin còn chiếc xe phía sau nên cứ đuổi theo mãi rồi trượt dài. Con người cũng cần chấp nhận thất bại và có niềm tin để xây dựng tương lai”, ông Thái chia sẻ.
Về Thủ đô, ông mở một siêu thị Phật giáo trên phố Quán Sứ phục vụ phật tử. Cách đó không xa là bệnh viện K. “Thỉnh thoảng, tôi vẫn thấy người ta nấu cháo, tặng quần áo cho bệnh nhân ung thư. Hành động đó vô cùng ý nghĩa nhưng vẫn chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề”, ông Thái nói.
Rất đông học sinh, sinh viên và người lao động đến quán cơm chay Đại Ngàn. |
Báo chí hằng ngày vẫn loan tin việc sản xuất rau độc hại, thậm chí có trường hợp còn phun thuốc diệt cỏ vào cây nhân trần tươi cho nó nhanh khô để bán. Nhiều nông dân bị cuốn vào cuộc đua tốc độ sản xuất, đua làm kinh tế mà quên rằng, mỗi nhánh rau bẩn mình làm ra sẽ vào bụng con người. Bệnh tật sinh ra từ đấy.
Nghĩ thế, ông quyết định kết hợp với một bằng hữu của mình - chị Trương Kim Hoa để đầu tư xây dựng nông trại sản xuất rau hữu cơ rộng 60 ha tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất (Hà Nội) cung ứng cho thị trường. Những ngày đầu mang rau sạch lên cửa hàng ở thủ đô bán với mức giá rất rẻ, người ta vẫn chê ỏng chê eo. Kẻ ác ý ngờ vực chủ hàng buôn gian, bán lận.
Nói về ý nghĩa từ việc mở quán cơm chay miễn phí cho tất cả mọi người, ông Thái khái quát bằng thông điệp nhân văn: “Cơm chay Đại Ngàn, hạnh phúc tại tâm, hãy làm đẹp cuộc sống bằng trải rộng tình thương. Rồi đây, sẽ có rất nhiều quán cơm Đại Ngàn khác, nhưng chưa chắc đã phải tôi làm".
Ông Thái cũng đang phối hợp với các chuyên gia dinh dưỡng của Việt Nam và Nhật Bản để sản xuất bánh đa từ bột lá chùm ngây và tinh bột gạo. Đây là một trong những sản phẩm chiến lược, giúp nâng cao thể chất người Việt, vốn đang rất thấp bé so với mặt bằng chung của thế giới.
Ông Thái không giận mà thương họ thiếu niềm tin nên phải ăn sản phẩm không đảm bảo an toàn. Mỗi ngày chở 1 tạ rau từ trang trại xuống, khách chỉ mua 1/3, ông không để qua ngày mà băm cho lợn nhai.
Cuối cùng, ông quyết định mở quán cơm chay miễn phí để mọi người được thưởng thức và hiểu về giá trị của rau sạch, qua đó gửi đi thông điệp: “Xã hội vẫn còn người tốt, vẫn còn niềm tin” nhằm kêu gọi nông dân Việt Nam hãy SX sạch vì sức khỏe con cháu Lạc Hồng. Tuy tiền bạc ngày càng vơi, nhưng ông lãi ở hàng trăm lời cảm ơn mỗi ngày, lãi ở tâm con người.
Quy tụ lòng tốt
Cuộc nói chuyện của tôi bị cắt ngang bởi sự có mặt của một người phụ nữ đã luống tuổi. Bà giới thiệu là Trần Thị Thoa, cán bộ Cục Phòng chống tệ nạn xã hội ma (Bộ LĐ-TB&XH), đến xin được giúp việc không lương tại quán cơm từ thiện của ông Thái sau khi về hưu.
Hiện tại, bà đang quản lý một quỹ từ thiện của 6.000 Việt kiều tại Hàn Quốc, nhằm giúp đỡ điều trị những trẻ em câm, điếc hoàn cảnh khó khăn. Bà dự định sẽ trích một phần quỹ từ thiện này để mở một cửa hàng kinh doanh, tất cả lời lãi sẽ ủng hộ những người bất hạnh.
Giờ ăn trưa tại quán cơm Đại Ngàn thu hút hàng trăm khách. |
“Biết tin về quán cơm miễn phí của ông Thái, tôi thấy mình như tìm được người bạn tri kỷ, muốn đồng hành cùng ông làm việc thiện”, bà Thoa chia sẻ. Nghe lời tâm sự ấy, ông Thái vui lắm. Cách đây ít phút, ông vừa tiếp một đôi vợ chồng kinh doanh nhà hàng, khách sạn.
Họ kể đời mình chưa bao giờ cho không người lạ một nghìn đồng hay chén trà, nhưng nay xin gọi ông Thái một tiếng “thầy”. Chủ quán cơm “độc nhất vô nhị” đất Hà thành tâm niệm: “Cây rau phục vụ cho sức khỏe con người nên bản thân nó phải hoàn hảo hơn cơ thể một người đang sống. Muốn vậy, môi trường đất, nước phải hoàn toàn, tuyệt đối không sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học.
Ông Thái khoe sản phẩm bánh đa chùm ngây vừa được nghiên cứu thành công. |
Để cây phát triển tốt, ngoài bón phân giun quế, tôi còn mua hàng chục tấn đậu tương ngâm vào bể nước cho nó lũa chất dinh dưỡng ra, sau đó tưới cho từng gốc rau. Tôi muốn từ mô hình 60 ha trồng rau sạch của chúng tôi, mọi người sẽ làm theo và nhân lên 10.000-100.000 như thế”. Hiện tại, ông Thái đã đầu tư trồng thành công 12.000 cây chùm ngây, mỗi ngày cho thu hoạch 1 tấn lá (đủ cho 10.000 người sử dụng).
Đây là loại cây “siêu dinh dưỡng”. Lượng vitamin A của rau gấp 4 lần so với cà rốt, canxi gấp 4 lần sữa, chất sắt gấp 3 lần so với cải bó xôi. Lượng vitamin C gấp 7 lần so với cam, kali gấp 3 lần chuối và chất đạm nhiều gấp 2 lần sữa chua. Trẻ em 1-3 tuổi chỉ cần ăn 20 lá chùm ngây mỗi ngày là đủ dinh dưỡng thiết yếu.
Ông Thái cũng đang phối hợp với các chuyên gia dinh dưỡng của Việt Nam và Nhật Bản để sản xuất bánh đa từ bột lá chùm ngây. Đây là một trong những sản phẩm chiến lược, giúp nâng cao thể chất người Việt, vốn đang rất thấp bé so với mặt bằng chung của thế giới.