Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người hiến 800 m2 đất làm chợ cho 30 tiểu thương tại Sài Gòn

Thấy cảnh người buôn bán hàng rong trên vỉa hè thường xuyên bị rượt đuổi, ông Lý Văn Hấp đã dành ra gần 800 m2 đất, xây chợ tạm để phục vụ tiểu thương buôn bán.

Ông Năm Hấp hiến 800 m2 đất xây chợ cho người bán hàng rong Thường xuyên chứng kiến cảnh người bán hàng rong bị rượt đuổi vì buôn bán ở vỉa hè, ông Lý Văn Hấp (TP.HCM) đã hiến 800 m2 đất lập chợ cho bà con có chỗ buôn bán ổn định.

Một ngôi chợ không tên nằm tại đường 19 tháng 5 (quận Tân Phú, TP.HCM) được người dân biết đến là nơi “cưu mang” gần 30 tiểu thương. Những tiểu thương này trước đây là người bán hàng rong trên vỉa hè, thường xuyên bị rượt đuổi vì buôn bán trái phép, lấn chiếm lòng đường.

Hiến 800 m2 đất lập chợ

Người dân hay gọi thân mật ông Lý Văn Hấp (70 tuổi) là “ông Năm Hấp”, một cán bộ về hưu, người đã hiến gần 800 m2 đất hương hỏa sau nhà để làm chợ cho người dân buôn bán.

Ông kể, hàng ngày chứng kiến người dân buôn bán bị đuổi trước cửa nhà, có người chạy thẳng vào nhà vì lo bị tịch thu hàng hóa nên ông lấy mảnh đất sau nhà để làm chợ tạm cho tiểu thương vào buôn bán.

hien dat lap cho,  cho ong nam hap anh 1
Ông Băm Hấp, người hiến 800 m2 đất lập chợ. Ảnh: Thái Nguyễn.

“Hầu hết tiểu thương ở đây tứ xứ tề tựu, nhưng đa số là lao động nghèo, vì mưu sinh mới phải đi buôn bán. Do đó, chính quyền vận động tôi lấy đất hương hỏa sau nhà, lập chợ", ông chia sẻ.

Thấy cảnh người buôn bán khó khăn, mất vệ sinh trên nền đất, ông mua mái che bằng tôn, lát gạch nền, kéo điện, nước, thuê luôn dịch vụ vệ sinh... phục vụ tiểu thương.

Ông Hấp cho biết trước đây ông thu 10.000 đồng một chỗ ngồi một ngày. Tiền thu được, ông dùng để trả dịch vụ điện nước, vệ sinh.

Hiện tại, khu chợ có khoảng 30 tiểu thương buôn bán. Các khu vực được ông Năm Hấp phân chia cụ thể. Ngôi chợ không tên vẫn hoạt động đều đặn vào hai buổi sáng chiều. Vào giai đoạn cao điểm, ông Hấp cho hay có đến 50 tiểu thương vào chợ buôn bán.

 “Ông Năm Hấp cũng như người thân trong nhà”

Sáng sớm, Zing.vn có mặt tại ngôi chợ không tên trên đường 19 tháng 5 (quận Tân Phú). Chợ tuy nhỏ nhưng hầu như không thiếu bất kỳ mặt hàng nào. Nhiều hộ dân buôn bán ở đây xem chợ như nhà. Tiếng rao, cười nói tất bật của người mua kẻ bán nhộn nhịp cả một đoạn đường.

Chị Ngô Thị Diệu, bán hàng tôm cá tại chợ hơn 10 năm, kể chị bán từ thời chợ còn tự phát ở ngoài kênh. Nhiều hôm bán hàng, chị bị rượt đuổi, bày hàng ra rồi lại dọn vào. Tuy nhiên, gần 8 năm nay, từ lúc dời vào "chợ ông Năm Hấp" để bán, thì việc kinh doanh ổn định hơn. Chị Diệu cho hay về chợ buôn bán an tâm hẳn, không lo bị rượt đuổi. 

Cũng theo chị Diệu, ngoài việc cho hộ dân vào đây buôn bán, hàng ngày vợ chồng ông Năm vẫn thường xuyên ra hỏi thăm tình hình buôn bán của tiểu thương tại chợ, nhiều khi còn dọn dẹp hàng phụ chị em.

“Đa phần người bán ở đây là lao động thu nhập thấp. Được chú Năm Hấp cho bà con vào đây buôn bán, tôi cũng như những hộ khác rất biết ơn", chị Diệu nói.

Bà Nguyễn Thị Tĩnh (quận Tân Phú, TP.HCM), bán rau, củ lâu năm tại chợ cho hay bà xem chợ như "nhà của mình". Từ khi vào chợ bán, thu nhập của bà ổn định hơn, ở mức 150.000-200.000 đồng mỗi ngày.

“Hầu như ai bán buôn ở đây cũng cảm thấy như vậy. Từ khi chợ mở ra, chúng tôi đỡ lắm. Riêng ông Năm Hấp thì chúng tôi coi như người nhà, có một số chị em còn gọi ông là bố", bà Tĩnh nói.

Nói thêm về tương lai của khu chợ, ông Năm Hấp cho biết về sau hy vọng chính quyền có biện pháp di dời, lập một ngôi chợ mới khang trang hơn, đang hoàn hơn để cho các hộ dân tiếp tục mưu sinh.

Trao đổi với Zing.vn, bà Lan Phương, Chủ tịch phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, cho hay khu chợ không tên này đã hoạt động trên mảnh đất của chú Năm Hấp được gần 10 năm. Khu chợ đã giải quyết được vấn đề buôn bán lấn chiếm vỉa hè tại Kênh 19/5. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề về tương lai của khu chợ là cả một quá trình, phải chờ xem xét chỉ đạo từ phía UBND quận Tân Phú.

Hộp cơm 200.000 đồng, ly nước cam 110.000 đồng đắt hay rẻ?

200.000 đồng một hộp cơm, 110.000 đồng một ly nước cam... là những mức giá dịch vụ gây tranh cãi trong vài ngày sau Tết, người bảo "cắt cổ", người cho rằng giá này hợp lý.

 


Thái Nguyễn

Bạn có thể quan tâm